Hoài Nam

Hỏi về cách xử lý khi bị bạo lực gia đình

Thưa luật sư, cho em hỏi về giải quyết theo quy định khi bị bạo lực gia đình như sau: Em của em lấy chồng năm 2007.Nay đã có hai con ,một trai một gái.Nhưng trong cuộc sống,hai vợ chồng em tôi không hạnh phúc,người chồng thường xuyên chửi bới đánh đập em tôi.Có lần em tôi đang mang bầu tháng thứ 8 còn bị chồng đánh ngã xấp mặt xuống sân chớt hết mặt.

Đã nhiều lần em tôi gửi đơn ly hôn nhưng được hòa giải,phần vì thương con nên em tôi cố chịu.Cuộc sống mãi không có gì thay đổi.Không còn cách nào khác,em tôi bỏ nhà đi,nhưng vì nhớ thương hai con còn nhỏ nên lại quay về.Nhưng người chồng vẫn không thay đổi ,lúc nào cũng ghen tuông chửi bới,đánh đập.Nay em tôi muốn ly hôn nhưng chồng nói “muốn chết tao đập cho chết,không phải ly hôn”.Hắn nói nếu mà nộp đơn hắn sẽ giết.Em tôi phải làm thế nào để được giải thoat cuộc sống này.Tôi tha thiết kính nhờ luật sư tư vấn giúp em tôi.Tôi xin muôn vàn cám ơn quí luật sư đã giúp đỡ.

 

Nội dung trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định về các hành vi bạo lực gia định có bao gồm trường hợp:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

Như vậy, với hành vi thường xuyên chửi bới, đánh đập, đe dọa đến tính mạng của vợ thậm chí đanh đập em bạn cả khi vợ đang mang thai và cản
trở quyền yêu cầu ly hôn thì hành vi của chồng em gái bạn là hành vi bạo lực gia đình.

Em gái bạn có quyền được quy định tại điều 5 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 như sau:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

Điều 18 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định :

1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.

Như vậy, Khi chồng của em gái bạn có hành vi bạo lực đối với vợ mình đe dọa đến tính mạng của vợ khi người vợ thực hiện quyền của mình thì vợ hoặc người phát hiện hành vi đều có quyền báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất hoặc ủy ban nhân dân xã hoặc trưởng thôn hay tổ trưởng tổ dân phố để có thể kịp thời được can thiệp. Dựa trên tình hình thực tế, yêu cầu của nạn nhân, cơ quan có thẩm quyền sẽ có hướng xử lý kịp thời cần thiết để bảo vệ em gái bạn.

Điều kiện để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết đinh cấm tiếp xúc được quy định tại điều 20 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 như sau:

a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;

 b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;

c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.

Điều 22 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định về vấn đề Giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc như sau:

1. Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc của Toà án có thẩm quyền thì người đứng đầu cộng đồng dân cư phối hợp với tổ chức có liên quan ở cơ sở để phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.

2. Người được phân công giám sát có các nhiệm vụ sau đây:

a) Theo dõi việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân; trường hợp phát hiện người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình thì yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện nghiêm chỉnh quyết định cấm tiếp xúc;

b) Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình vẫn cố tình tiếp xúc với nạn nhân thì người được phân công giám sát báo cáo cho người đứng đầu cộng đồng dân cư để có biện pháp buộc người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi của mình.

Như vậy , căn cứ theo quy định trên em gái bạn hoặc người đại diện theo pháp luật ,người đại diện theo ủy quyền có thể  làm đơn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết đinh cấm tiếp xúc. Trước sự giúp đỡ của cơ quan có thẩm quyền sẽ ngăn chặn kịp thời hành vi của em rể bạn, quyết định cấm tiếp xúc sẽ tạo điều kiện để em gái bạn thực hiện quyền ly hôn khi cuộc sống của hai vợ chồng đã trầm trọng và không thể tiếp tục kéo dài.

Thủ tục đơn phương ly hôn bạn có thể tham khảo tại bài viết chúng tôi đã tư vấn tương tự như sau:

 

=> Thủ tục đơn phương ly hôn

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo