Luật sư Trần Khánh Thương

Hỏi tư vấn về quyền thăm nom con sau ly hôn

Xin chào luật sư,Vợ chồng tôi có một con trai 6 tuổi, thuận tình ly hôn đã 06 tháng nay. Hàng tháng tôi chu cấp 5 triệu và chu cấp hoàn toàn đầy đủ. Thời gian trước có thỏa thuận tôi sáng đưa đi học và cuối tuần đón con về nhà chơi.Hiện nay tôi có bạn gái, cuối tuần đón con về chơi có gặp gỡ cô ấy.

Tuy nhiên nhà vợ cũ không muốn con tôi gặp bạn gái của tôi và ngăn cấm không cho đưa đón, chỉ cho tới thăm tại nhà. Luật sư cho tôi hỏi, hành vi của tôi làm như vậy có vi phạm pháp luật hay không? Nếu không tôi cần làm gì để có thể có quyền thăm, nuôi con như thỏa thuận ban đầu? Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư! Chân thành cám ơn luật sư!Năm mới, chúc luật sư sức khỏe và may mắn!

 

Trả lời: Chào anh, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến công ty chúng tôi.

 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

 

“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của pháp luật”.

 

Như vậy, khi có quyết định, bản án ly hôn của Toà án đã có hiệu lực pháp luật chỉ có ý nghĩa chấm dứt quan hệ pháp lý giữa vợ chồng, còn quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con cái vẫn phải được đảm bảo thực hiện.

 

Theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa cụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

 

Trong trường hợp của bạn, bạn có quyền thăm con mà không ai được phép cản trở nếu việc thăm nom của bạn không cản trở hoặc không gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

 

Như vậy, hành vi cản trở  của vợ anh về quyền thăm nom con của anh là trái với quy định của pháp luật.

 

Với hành vi này, vợ anh có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:

“Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

 

Trên đây là nội dung tư vấn về: Hỏi tư vấn về quyền thăm nom con sau ly hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo