Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Ngăn cản quyền thăm con muốn ly hôn làm thế nào?

Câu hỏi: Thưa luật sư cho tôi hỏi về việc ly hôn và vấn đề ngăn cản, không cho thăm, gặp con và chăm sóc con như sau. Vợ chồng tôi lấy nhau đựoc 5 năm và có 2 con chung. Do sống với bố mẹ chồng nên cuộc sống gia đình khá căng thẳng trong khi tôi và chồng tôi có những bất đồng về quan điểm sông dẫn đến việc chúng tôi phải ly thân.

Giờ tôi đang sống trên nhà mẹ đẻ của tôi với đứa con gái 20 tháng tuổi, còn con trai đầu của vợ chồng tôi 4 tuổi thì ở với ông bà nội của cháu. Chồng tôi đã đi nước ngoài, nhiều lần tôi muốn đón cháu lớn về chơi hoặc đưa cháu đi mua sắm chút đồ nhưng đều bị ông bà nội của cháu ngăn cấm không cho đón.

Vậy tôi xin luật sư tư vấn giúp tôi nếu tình trạng này kéo dài (sau khi tôi ly hôn) tôi phải nhờ chính quyền can thiệp để tôi được qua lại thăm cháu và đón có đựoc không? Vấn đề thứ 2 tôi muốn xin luật sư tư vấn đó là tôi muốn làm đơn ly hôn với chồng tôi nhưng giấy đăng ký kết hôn chồng tôi giữ, vậy hồ sơ để tôi muốn xin ly hôn tôi cần có những gì?

Từ khi lấy nhau về vợ chồng chúng tôi vẫn ở chug với bố mẹ chồng, vậy giờ ly hôn và nuôi cháu nhỏ tôi có đựoc hưởng quyền lợi gì? Như vấn đề chia tài sản, vấn đề công sức, vấn đề cấp duỡng cho con. Tôi xin luật sư tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn.

1. Tư vấn về quyền thăm con và vấn đề ly hôn

Trải lời: Công ty Luật Minh Gia trả lời bạn như sau:

Thứ nhất về việc thăm gặp con và quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn

Điều 81 Luật HNGĐ 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Trong trường hợp của bạn, nếu chồng bạn đã ra nước ngoài làm việc và sinh sống, nếu bạn có nguyện vọng nuôi cả hai cháu thì tòa sẽ giao cả hai cháu cho bạn để đảm bảo cho các cháu về mọi mặt và nhất là việc được mẹ quan tâm chăm sóc.

Nếu bạn tự nguyện giao quyền nuôi con cho ông bà nội cháu thì bạn cũng vẫn có quyền được thăm nom, chăm sóc cháu mà không ai có quyền ngăn cản. Khi bạn có quyết định của Tòa án về quyền nuôi con thì bạn có thể nhờ đến sự can thiệp của chính quyền cơ sở nơi cháu bé đang ở để cơ quan có thẩm quyền sẽ giúp bạn thực hiện quyết định của Tòa án.

Đối với trường hợp bạn không được gặp con do hành vi cản trở quyền thăm nom con của bạn thì bạn có thể liên hệ đến chính quyền địa phương (Ủy ban nhân dân, công an,..) hoặc gửi đơn đến Tòa để được bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. 

Thứ hai về Hồ sơ ly hôn

Khi mối quan hệ vợ chồng đã xảy ra những mâu thuẫn trầm trọng, khiến đời sống chung không thể kéo dài thì các bạn cần 1 quyết định của Tòa án để chấm dứt tính pháp lý cho mối quan hệ đó. Hồ sơ bạn cần phải chuẩn bị như sau:

+   Đơn xin ly hôn;

+   Bản chính giấy đăng ký kết hôn;

+   Bản sao hộ khẩu;

+   Bản sao chứng minh nhân dân của vợ và chồng;

+   Các giấy tờ chứng minh về tài sản;

*   Đối với giấy tờ, tài liệu là bản sao thì cần phải công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Trong trường hợp chồng bạn giữ giấy đăng kí kết hôn và không chịu hợp tác và tạo điều kiện thì bạn có thể về nơi UBND Xã (Phường) nơi đã thực hiện việc đăng ký kết hôn cho hai vợ chồng bạn để xin trích lục 1 bản sao và có sự xác nhận của UBND Xã (Phường) là dùng bản sao này để phục vụ mục đích ly hôn.

Tòa án nhân dân Tỉnh sẽ là nơi có thẩm quyền để giải quyết việc ly hôn của bạn vì chồng bạn hiện nay đang sống tại nước ngoài. Bạn cần phải cung cấp địa chỉ của chồng bạn bên nước sở tại để Tòa án có thể liên lạc và giải quyết.

Thứ ba Về chia tài sản chung vợ chồng.

Căn cứ vào Điều 61 Luật HNGĐ 2014 quy định về Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn như sau:

“1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.” 

Như vậy, tùy vào công sức đóng góp của bạn vào khối tài sản chung của gia đình mà bạn có quyền yêu cầu tòa chia phần tài sản trong khối tài sản chung.

---

2. Luật sư tư vấn trường hợp bố ngăn cản mẹ thăm nuôi con

Câu hỏi:

Xin chào luật sư! Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi về tình huống như sau: Tôi và chồng đã ly hôn, con tôi được tòa án xử do mẹ trực tiếp nuôi. Cuối năm 2016, tôi cho con về nội ăn Tết nhưng chồng tôi cắt mọi liên lạc không chịu trả con cho tôi (thời gian này chồng cũ tôi có làm đơn yêu cầu đổi quyền nuôi con và đang được tòa án tiến hành hòa giải đến nay vẫn chưa kết thúc vụ án). Sau thời gian tìm kiếm thì tôi đã đến nhà chồng cũ, và ông ấy vẫn không những không cho tôi gặp con mà cầm dao chửi bới hăm dọa trước mặt con. Trước hành vi của ông ấy, tôi sợ ảnh hưởng đến tâm lý con tôi nên tôi ra về và tìm trường học để đến thăm con.  Sau khi gặp hiệu trưởng, tôi trình tất cả giấy tờ có liên quan để chứng minh mẹ bé (CMND, giấy khai sinh bé, quyết định ly hôn) và nói nguyện vọng của tôi được gặp và thăm con tại trường, sau đó nhà trường có liên lạc với chồng cũ của tôi và hiệu trưởng không cho tôi gặp con vì hiệu trưởng nói là quy tắc của trường người dẫn bé vào trường (là ba bé) không cho phép thì bất cứ ai dù cha hay mẹ cũng không được gặp nên hiệu trưởng nói tôi về và không cho tôi gặp con. Theo tôi được biết, thì không ai có quyền ngăn cản việc thăm nom của cha hoặc mẹ ngoại trừ cha hoặc mẹ đó bị hạn chế quyền thăm nom. Vì vậy, nhờ luật sư trả lời giúp tôi: Hiệu trưởng trường mầm non đó có sai phạm không? Chân thành cảm ơn luật sư!  

Trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, với yêu cầu của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có quyền thăm nom con mà không ai có quyền ngăn cản. Cụ thể:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

…3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Theo quy định trên thì chồng cũ của bạn cũng như hiệu trưởng nhà trường nơi con bạn đang theo học không có quyền ngăn cản việc bạn đến thăm con. Trong trường hợp chồng cũ không cho phép bạn thăm con thì bạn có thể yêu cầu cơ quan công an xã, phường nơi chồng bạn cư trú để được yêu cầu hỗ trợ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo