Nguyễn Thị Lan Anh

Tranh chấp nuôi con khi ly hôn làm thế nào?

Tư vấn, giải đáp vướng mắc về giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi vợ chồng giải quyết ly hôn, điều kiện giành quyền nuôi con, trường hợp không đăng ký kết hôn thì giải quyết thế nào và các vấn đề liên quan. Nội dung hỏi và trả lời tư vấn như sau:

1. Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn giải quyết thế nào?

Câu hỏi:

Chào luật sư, cho tôi hỏi thắc mắc về tranh chấp giành quyền nuôi con khi thực hiện ly hôn như sau: Vợ chồng tôi lấy nhau cũng đã 6 năm chúng tôi có một con chung, cháu 4 tuổi. Vợ chồng chúng tôi thuận tình ly hôn vì lý do cuộc sống vợ chồng có nhiều tranh cãi, trong khi đó chồng tôi và gia đình nhà chồng cũng đòi quyền nuôi con ( chồng tôi làm giáo viên). Vậy trường hợp cả hai bên đều đòi quyền nuôi con thì tòa sẽ xử lý như thế nào? Tôi xin hỏi là nếu mẹ làm cơ quan nhà nước có được quyền nhận nuôi con không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn về cho Công ty Luật Minh Gia. Về vấn đề của bạn, Luật Minh Gia xin được giải đáp như sau:

Thứ nhất, Về câu hỏi ai có quyền nuôi con khi ly hôn

Theo quy định pháp luật Hôn nhân gia đình về quyền nuôi con khi ly hôn quy định như sau:

"Xem trích dẫn quy định"

Về nguyên tắc, các đương sự có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con và thỏa thuận này được Tòa án ghi nhận trong Bản án. Nếu các đương sự không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con sau khi ky hôn thì Tòa án sẽ quyết định vấn đề này căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con và tuân theo nguyên tắc con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng (trừ trường hợp người mẹ không muốn nuôi dưỡng). Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng của con.

Luật hôn nhân và gia đình cũng quy định trong tất cả các trường hợp sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi dưỡng con vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc và được quyền thăm nom con mà không ai có thể cản trở quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng quyền thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người đang trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của người kia.

Khi ly hôn vợ chồng bạn tranh chấp là giành quyền nuôi con. Pháp luật Việt nam quy định vấn đề giải quyết việc tranh chấp người trực tiếp nuôi con khi nộp đơn xin ly hôn và quá trình giải quyết ly hôn như sau:

Căn cứ Luật Hôn nhân gia đình thì để được quyền nuôi con có hai cách để giải quyết như sau:

Cách 1: Vợ chồng thỏa thuận để quyết định người trực tiếp nuôi, chăm sóc, giáo dục con.

Cách 2: Nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án cho được nuôi con. Trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì về nguyên tắc sẽ giao cho người mẹ là người được quyền trực tiếp nuôi con.

Vì con bạn mới 4 tuổi nên không hỏi mong muốn của con muốn ở với ai. Tòa án còn xem xét đến các yếu tố sau đây để đưa ra quyết định bạn hay chồng bạn có quyền nuôi con.

Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điệu kiện cho sự phát triển tốt về tình thần và phải xem xét nguyện vọng của con muốn sống trực tiếp với ại để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng.

Cụ thể tòa án sẽ xem xét một cách tổng hợp trên ba phương diện sau đây để quyết định trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng

Một là, căn cứ vào điều kiện về vật chất: ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…. các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ

Hai là, các yếu tố tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ.

Thư hai, mẹ làm cơ quan nhà nước có được quyền nhận nuôi con

Theo quy định tại Luật Nuôi Con Nuôi năm 2010 tại Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi quy định:

"1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này."

Vì vậy người làm việc tại cơ quan nhà nước nếu thõa mãn những điều kiện về nuôi con nuôi vẫn có quyền được nhận con nuôi.

---

2. Giải đáp vướng mắc về giành quyền nuôi con khi con khi ly hôn

Câu hỏi:

Cho em hỏi về tranh chấp nuôi con khi ly hôn. Cô họ em sinh năm 1979, đang là giáo viên. Cô lập gia đình với người cùng tuổi (sinh năm 1979) và có hai con sinh đôi là hai bé gái năm nay học lớp 7. Chồng cô là công chức nhà nước nhưng mọi chi tiêu trong gia đình đều là do cô chi trả, kể cả tiền học hành cho hai đứa con. Ông chồng cô là người cục cằn, luôn quát mắng cô và hai đứa vô lí, nhiều lần đe dọa giết ba mẹ con... Cả hai đứa con cũng luôn muốn mẹ nó ly hôn, chúng đều mang ác cảm với cha. Nhưng ông ta luôn khăng khăng một mực đòi nuôi một đứa khi ly hôn.

Cho em hỏi pháp luật nhà nước Việt Nam quy định như thế nào về việc tranh chấp nuôi con khi ly hôn, Cô em có được quyền nuôi cả hai con không? Xin lưu ý là cả hai đứa đều không muốn sống với bố. Em xin cảm ơn văn phòng rất nhiều ạ . Mong nhận được câu trả lời sớm ạ .

Trả lời tư vấn:

Chào bạn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn

Hai cháu bé đã trên 07 tuổi, khi tranh chấp quyền nuôi con, cần xem xét nguyện vọng của con. Nếu cả hai con có nguyện vọng chung sống với mẹ và mẹ có điều kiện để chăm lo cho cả hai cháu thì người mẹ vẫn có thể giành quyền nuôi cả hai đứa con.

---

3. Giành quyền nuôi cả 3 con sau ly hôn có được không?

Câu hỏi:

Tôi sinh 3 con, hiện đang sống nhà ngoai, cac be 28 tháng, nếu ly hôn thì tôi có được nuôi hết 3 con không? 3 be sống với nhau từ nhỏ đến lớn, chồng tôi luôn muốn li hôn vì sống chung nhà ck làm tui chiu nhiều ap lực,dẫn đến vợ chồng cãi nhau suốt.

Tôi la công chức, còn chồng tôi hiện chi la viên chức, thu nhập thấp hơn tôi, nhưng ba chồng tôi mỗi tháng cho 3tr để nuôi con, nếu li hôn khoản tiền đo nhà tui vẫn lo được but kg cơ sở chứng minh, còn ba ck tôi cũng là công chức, con sống với nhau từ nhỏ, các bé sẽ nhơ nhau nhiều...

Trường hợp tôi vây tòa co cho tôi nuôi con hết không, con tôi do ngoại nuôi từ nhỏ, nhà nội kg jup j, mọi người có thể chứng minh, nhà ck tôi cũng đồng ý cắt hô khẩu để gửi về ngoại...mong luật sư tư vấn giúp em. Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Người mẹ có thể giành quyền nuôi cả hai con dưới 36 tháng tuổi không?

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

---

4. Giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn quy định thế nào?

Câu hỏi:

Em chồng tôi và vợ cưới nhau hồi tháng 9/2016. Hiện tại vợ chưa đủ tuổi để đăng ký kết hôn. Vợ được nhà em chồng tôi cưới hỏi đàng hoàng,bây giờ đang có con được 5 tháng. Từ lúc mang bầu vợ em chồng tôi có biểu hiện tâm lý không ổn,có nhiều lần bị bấn loạn la hét,gia đình vợ em tôi nói và xem thầy thì kêu bị người cõi âm theo. Có lần cãi vã vợ em chồng tôi còn lấy dao chém vào tay của mình nữa. Nhà em chồng tôi một phen hú vía vì lúc đó nhìn vợ em tôi rất hung hăn.

Sau khi sinh,người vợ lại trở tính hung hăn,không lễ phép với chồng và gia đình bên chồng. Nhà chồng vì thương cháu nên lên xuống thăm nôm,nhưng cả nhà ngoại kể cả vợ em chồng tôi tỏ thái độ rất hỗn láo và có lần người con dâu đánh mẹ chồng trước mặt người khác và có lời nói không hay. Em chồng tôi làm rẫy với ba má chồng tôi. Vợ thì ở nhà,không có công việc ổn định. Nay tôi xin hỏi Em chồng tôi có thể dành quyền nuôi con được không ạ Mong nhận sớm câu trả lời của mình

Trả lời tư vấn:

Chào chị, yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau: 

Trường hợp em chồng chị không có đăng ký kết hôn nên chưa được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp. Tuy nhiên, khi có tranh chấp về quyền nuôi con thì được giải quyết như trường hợp có đăng ký kết hôn.

Theo đó, Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định chi tiết về quyền nuôi con như sau:

"xem trích dẫn quy định"

Cháu nhỏ hiện nay mới chỉ được 5 tháng tuổi, do đó người mẹ sẽ được ưu tiên quyền trực tiếp nuôi dưỡng con. Nếu người cha muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì phải chứng minh được người mẹ của cháu không có đủ khả năng để trực tiếp nuôi dưỡng con, như: Không có công việc, không có thu nhập do chưa đến tuổi lao động; sức khỏe, thần kinh không ổn định...

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo