LS Nguyễn Thùy Dương

Giành quyền nuôi con sau ly hôn

Chào luật sư.Tôi muốn luật sư tư vấn cho tôi về vấn đề giành quyền nuôi con, cụ thể như sau: Tôi và chồng cũ kết hôn đầu năm 2012 và sau hơn 1 năm chung sống vợ chồng tôi liên tục xảy ra xung đột, cãi vã. Cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc. Không đạt được mục đích hôn nhân rồi chúng tôi ly hôn.

Trong quá trình chung sống chúng tôi có 1 đứa con trai năm nay 3 tuổi. Nhưng thời điểm đó gia đình bên ngoại tôi lâm vào tình cảnh khó khăn, khốn đốn nên chồng tôi có yêu cầu xin được nuôi con và được tôi chấp thuận. Hàng tháng tôi vẫn chu cấp cho con đầy đủ với mức tiền thoả thuận là 2 triệu đồng. Hiện tại chồng cũ tôi đã cưới vợ mới và chuẩn bị đón sự chào đời của đứa con chung họ. Tôi cũng chuẩn bị lập gia đình riêng. Tôi có trình bày nguyện vọng được trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy con thì chồng cũ tôi và gia đình họ không đồng ý. Chồng mới của tôi làm nghề lái xe, thu nhập trung bình 10-12 triệu/ tháng. Tôi hiện tại chưa tìm được công việc phù hợp để kinh doanh nên ở nhà làm việc nhà. Luật sư có thể tư vấn giúp tôi về việc tôi muốn giành lại quyền nuôi con khi gia đình chồng cũ tôi không đồng ý được không?

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trường hợp này, để giành quyền nuôi con chị phải chứng minh được chồng chị không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con. Theo thông tin chị cung cấp, hiện tại chồng cũ của chị đã cưới vợ mới và chuẩn bị đón sự chào đời của đứa con chung của họ, chị có thể chứng minh việc chồng cũ của mình không còn đủ điều kiện nuôi con dựa trên tình tiết này, ví dụ như vấn đề đảm bảo thu nhập để nuôi con, chăm sóc con khi sắp có sự chào đời của con chung với vợ mới.

Tại điều 81, Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Nếu chị chứng minh được chồng cũ không còn đủ điều kiện nuôi con thì chị có cơ sở để giành quyền nuôi con.

Bên cạnh đó, bạn cần chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc con đó là: các yếu tố tinh thần gồm có thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của mình  và các điều kiện về vật chất bao gồm điều kiện về ăn, ở, sinh hoạt yếu tố đó dựa trên thu nhập trung bình hàng tháng ( chồng mới của chị có nhập trung bình 10-12 triệu/ tháng)

Chị cũng phải đảm bảo mình không thuộc trường hợp hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên theo Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể thuộc các trường hợp sau:

Thứ nhất, bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

Thứ hai, phá tán tài sản của con;

Thứ ba, có lối sống đồi trụy;

Thứ tư, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Chị có thể gửi đơn khởi kiện giành quyền nuôi con và các chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân cấp huyện (Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi chồng cũ chị đang cư trú. Bạn có thể nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa hoặc gửi đến Tòa án qua đường bưu điện.

Hồ sơ đề nghị thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

- Đơn đề nghị thay đổi quyền nuôi con.

- Bản án ly hôn.

- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo