Luật sư Vũ Đức Thịnh

Giành quyền nuôi con khi phải đi làm ăn xa

Luật sư tư vấn miễn phí trường hợp ly hôn đơn phương và các vấn đề cần chứng minh khi giành quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ nhất - Giành quyền nuôi con khi phải đi làm ăn xa?

Chào Luật sư, Chị hai của tôi kết hôn với anh rể của tôi đến nay đã được 5 năm và có 1 đứa con trai.  Lúc lấy nhau về thì hai người không có nghề nghiệp gì cả, chị tôi về làm dâu bên nhà chồng lo việc nội trợ . Hai vợ chồng anh chị  không có ruộng đất, bên chồng cho anh chị tôi làm hai công đất ruộng để tự lo cuộc sống nhưng vẫn ở chung nhà với cha mẹ ( vì anh rể tôi là con trai út) . Trong thời kì hôn nhân, mặc dù ở chung với cha mẹ chồng nhưng kinh tế thì vẫn độc lập! Thu nhập chủ yếu dựa vào hai công đất ruộng và tiền công làm thuê của anh rể tôi nhưng cũng bấp bên không ổn định! cuộc sống rất khó khăn tiền bạc thì thiếu trước hụt sau, đôi khi còn không đủ tiền mua sữa cho con uống. Cuộc sông khó khăn nhưng cha mẹ chồng thì khó tính, chèn ép chị hai của tôi . Anh rể tôi thì lại nghe lời cha mẹ, không có chính kiến và chỉ khư khư sống cuộc sống như vậy chứ không kiếm công việc gì làm thêm để cải thiện kinh tế cho gia đình ! Chị hai tôi không chịu nỗi cuộc sống như vậy nữa, nên quyết định về nhà cha mẹ ruột ở được 1 tháng thì quyết định đi TP.HCM làm trong công ty giầy da. trước khi đi thì chị hai tôi có bàn bạc với anh rể và muốn a rể đi cùng để hai vợ chồng cùng kiếm thêm kinh tế để cải thiện cuộc sống nhưng anh rể tôi không chịu đi và bảo chị tôi muốn đi thì đi còn anh ấy giữ con chứ không chịu đi làm kiếm tiền. Hoàn cảnh của anh chị tôi như vậy . Tôi muốn hỏi Luật sư nếu sau này anh chị tôi Ly hôn thì chị tôi có quyền được nuôi con không ! tại vì chị tôi đi làm xa chỉ gửi tiền về cho con chứ không trực tiếp chăm sóc . Vậy bên nội của thần bé có lợi dụng điều đó để dành quyền  nuôi dưỡng với chị hai tôi không ?

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Tư vấn về cách thức giành quyền nuôi con khi ly hôn

Để giành được quyền nuôi con, chị gái a/c cần chứng minh được trước Tòa mình có điều kiện để nuôi dưỡng và chăm sóc con tốt hơn cha của cháu bé. Thực tiễn xét xử cho thấy, Tòa án vẫn chấp nhận việc hỗ trợ chăm sóc trẻ từ phía gia đình như: anh/chị/em; ông/bà; cô/dì/chú.... Tuy nhiên việc chị gái a/c phải đi làm ăn xa và không thể trực tiếp nuôi dưỡng con cũng là một bất lợi để giành quyền nuôi con. 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị: Luật hôn nhân và gia đình 2014;

==========================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ hai - Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của người vợ

Tôi và chồng tôi có một bé gái mới được 5 tháng tuổi .từ lúc vk Ck tôi kết hôn chưa được ngày nào tôi được vui ve .ck tôi đi tàu vân tải đi cho bme Ck toi . Lương dk 8tr còn tôi ở nhà chưa làm dk j công việc chưa có . Vk Ck tôi sống với nhau suốt ngày cãi nhau . Thời gian trc khi cưới a choi lô đê đánh bài nợ một khoản tiền hơn vài trăm triệu .thời gian này tôi k biết a choi k .gio ca 2 vk tinh cảm nhạt dần tôi k muốn sống cùng Ck tôi nữa . Thời gian này toi cũng nghi a có đi chơi gai bên ngoài mỗi tội tôi k có chứng cứ . Giờ tôi mà ly hôn thì tôi có dk quyền nuối con k . Và tôi có phải chịu khoản tiền nợ kia k .tôi rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Rất mong nhận dk thư sớm hồi âm cua ac.xin chân thành cảm ơn.

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Tư vấn thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên

Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Như chị đề cập, con của chị dưới 36 tháng tuổi nên khi ly hôn mà không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ áp dụng đúng nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi giao cho mẹ trực tiếp nuôi ( với điều kiện người mẹ phải chứng minh bản thân mình có khả năng tài chính, thời gian chăm sóc con, nơi ở hợp pháp đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của hai con dưới 36 tháng tuổi). Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng và thăm nuôi con. Mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa sẽ dựa trên chi phí sinh hoạt của con và khả năng cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con để quyết định một mức cấp dưỡng phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên.

Về khoản nợ, nếu người chồng tự đứng tên và vì mục đích cá nhân riêng của người chồng, không phải phục vụ gia đình; khôngthực hiện các nghĩa vụ chung của hai vợ chồng thì anh chồng có nghĩa vụ trả nợ riêng.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

==========================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ ba - Ly hôn và giành quyền nuôi con

Kính gửi Luật Sư, Tôi tên là B. Tôi có vài câu hỏi muốn nhờ Luật Sư tư vấn. Mong Luật Sư giúp tôi.Tôi và chồng tôi đã kết hôn được hơn 4 năm. Vợ chồng tôi sinh bé đầu tiên sau 1 năm kết hôn song do số phận k như mong muốn bé đầu đã mất sau 25 ngày chưa kịp làm giấy khai sinh nên không có giấy chứng tử. Sau 3 năm vợ chồng tôi sinh bé gái thú 2 và hiện giờ bé được 15 tháng. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm sống với nhau vợ chồng t dù đã cố gắng rất nhiều vẫn không hòa hợp được những suy nghĩ của nhau, những mâu thuẩn luôn không giai quyêt được trong một thời gian rất dài, mà còn ngày càng nghiêm trọng hơn. Tôi nhận thấy cuộc sống vợ chồng tôi từ mặt vật chất tới tinh thần cang ngày càng có diễn biến xấu, và vợ chồng tôi hiện còn đang sống cùng với bên nhà chồng, tuy nhiên môi trường sống bên nhà chồng tôi cũng thay đổi rất nhiều, môi trường k lành mạnh tụ tập nhiều thành phần k có ích cho xã hội. Nhận thấy mọi thứ đều có ảnh hưởng tới sự phát triển của con gái tôi, ngày càng nghiêm trọng, nên t muốn ly hôn để ổn định lại cuộc sông của tôi và con gái. T trước đây là nhân viên ngân hàng, nhưng từ sau khi sinh bé tôi đã xin nghỉ hẳn để chăm sóc cho con gái được tốt nhất. Tôi có một shop thòi trang mở được gần 3 năm và hiện nay vẫn đang hoạt động rất tôt. Chính vì vậy, từ khi sinh bé tôi mặc dù ở nhà chăm con nhưng vẫn có đủ điều kiện về kinh tế để nuôi con và báo hiếu bố mẹ. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn: Nếu tôi va chồng tôi thuận tình ly hôn thì t có quyền nuôi con phải không? Trong thủ tục ly hôn t có cân phải nộp Giấy Phép Kinh Doanh trong hồ sơ không? Vì tôi kinh doanh được gân 3 năm nhưng thời gian vừa rồi t mới làm giấy phép kinh doanh để mở rộng doanh nghiệp. Thêm nữa là tôi có ý định vào Nam sinh sống để ổn định cuộc sống của 2 mẹ con nhưng chồng tôi không đông ý, như vậy tòa án vẫn giải quyết giúp t ly hôn và có quyền chăm sóc con chứ? Tôi xin cảm ơn và mong Luật sư giúp đỡ t giải quyết những thắc mắc trên.

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Quyền nuôi con sau ly hôn

Tư vấn về thủ tục thuận tình ly hôn

Như vậy, nếu con bạn dưới 36 tháng tuổi, bạn có quyền yêu tiên khi giành quyền nuôi con. Ly hôn thuận tình, hai vợ chồng phải thỏa thuận được tất cả những vấn đề liên quan đến tài sản, con cái và cả án phí. Nếu phát sinh bất cứ tranh chấp nào đều chuyển thành đơn phương ly hôn. 

Khi bạn muốn giành quyền nuôi con, bạn có thể nộp thêm giấy tờ chứng minh về thu nhập của bạn, bạn có thể nộp bản sao giấy đăng ký kinh doanh để chứng minh thu nhập của bạn.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến )

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo