Luật sư Trần Khánh Thương

Giành quyền nuôi con khi người mẹ từng bỏ rơi con mình.

Giành quyền nuôi con khi người mẹ từng bỏ rơi con mình. Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào quý công ty luật Minh Gia. Lời đầu tiên cho tôi gửi lời chúc sức khỏe tới quý công ty. Anh trai tôi lập gia đình vào năm 2012. Anh trai tôi ở Bình Phước. Còn chị dâu tôi ở Nha Trang. Anh chị có giấy đăng kí kết hôn Chị dâu tôi k nhập khẩu vào Bình Phước nhà tôi. Cuối năm 2012 a chị sinh cháu.

Mục lục bài viết

Khi cháu được 15 tháng chị dâu tôi bỏ chồng con đi theo người đàn ông khác. Khi này cháu tôi đang ở Nha trang. A trai tôi ra đón cháu vào Bình Phước nuôi dưỡng cho tới nay. Vừa rồi c dâu tôi quay về và gd tôi đã tha thứ cho c mong c quay về để cháu có cha có mẹ. Nhưng c lại lừa bắt con bé về Nha Trang. Luật sư cho tôi hỏi:- C dâu tôi có bị khởi tố về tội bắt cóc trẻ e ko- Nếu anh trai tôi li dị mà muốn giành quyền nuôi con thì có được ko. C dâu tôi k chịu thì làm sao chúng tôi mang cháu về được. Cái này pháp luật có cưỡng chế chị dâu tôi buộc giao cháu koTrong khi đó chúng tôi có như sau: - Anh trai tôi có việc làm ổn định còn chị dâu tôi thì k có việc gì làm ổn định. Từ lúc bỏ con đi tới giờ c dâu tôi k hề hỏi thăm hay gửi tiền nuôi cháu - Cháu tôi nhập khẩu ở nhà tôi-  Giờ cháu tôi cũng được hơn 48 tháng rồiKính mong luật sư tư vấn giúp anh trai tôi rằng trong trường hợp này quyền nuôi con a trai tôi giành được ko. Và chị dâu tôi có quyền giành bé về nuôi k ạ.Tôi xin chân thành cảm ơn và chúc quý công ty sức khỏe và sự thành công. Mong được công ty trả lời sớm ạ

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 
 
Việc chị dâu a/c đón con về không được coi là hành vi bắt cóc trẻ em. Mẹ của cháu có quyền thăm nuôi, chăm sóc con mình. Đây là quyền được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. 
Nếu anh anh trai a/c muốn ly hôn và giành quyên nuôi dưỡng cháu bé, thì có thể tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn. Do cháu bé đã trên 36 tháng tuổi, nên khả năng giành quyền nuôi con của cha và mẹ là ngang nhau. 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

1 |==========================

Con riêng có được hưởng tài sản chung vợ chồng.

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính thưa Luật Sư .Chồng sắp cưới của em đã từng li dị và có 1 đứa con riêng . anh ấy và vợ anh ấy không có tài sản chung. Em muốn hỏi luật sư về việc: sau này em đăng ký kết hôn với anh ấy,nếu có tài sản sau hôn nhân thì con riêng anh ấy có quyền lợi được thừa hưởng hay không, nếu có em mong luật sư hướng dẫn em cách bảo vệ tài sản riêng của em làm ra được như thế nào ạ . em cám ơn và mong được luật sư hồi âm sớm .

 

Trả lời tư vấn:

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi tư vấn như sau:
 

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng - Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: 

"1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung."

 

Căn cứ theo quy định trên, tài sản được hình thành sau khi vợ chồng đăng ký kết hôn là tài sản chung vợ chồng. Do đó, những người con kể cả con chung hay con riêng đều không có quyền với phần tài sản chung vợ chồng này. 

Tuy nhiên, con chung hay con riêng đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Bởi vậy, nếu chồng chị mất không để lại di chúc, thì người con riêng sẽ được hưởng di sản thừa kế đối với phần di sản của chồng chị. 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

2 |==========================

Chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào luatminhgia.com.vn mình muốn đặt câu hỏi về chia tài sản sau ly hôn.bố và mẹ mình ly hôn, ô bà có 2 người con là mình và 1 em trai ( đang là sinh viên) mình lấy vợ và đang sống cùng bố mẹ. tài sản của bố mẹ mình là 1 ngôi nhà sây và diện tích đất khoảng 500m2 ( đã có sổ CNQSDD), mảnh đất của bố mẹ mình đang ở là của ô bà nội cho bố mình ( ngày xưa cho con cái thì ko có giấy tờ hay chứng từ gì, chỉ là cho 1 khu đất sau đó bố mẹ mình ra dựng nhà và sinh sống đến bây giờ) vậy cho m hỏi là sau ly hôn thì tài sản của bố mẹ mình sẽ được chia như nào ? và trường hợp của con cái sẽ sử lý ra sao ? ( liệu miếng đất kia có được coi là tài sản riêng của bố mình không ?) xin cảm ơn ạ !

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 
Về tài sản chung, tuy phần đất là do ông bà cho bố bạn nhưng không có giấy tờ chứng mình là bố bạn được tặng cho riêng, đồng thời đất và nhà hiện nay đang được đứng tên bố mẹ anh chị. Do đó, có cơ sở để xác định đây là tài sản chung vợ chồng hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Khi ly hôn, về nguyên tắc sẽ được chia đôi. 
 
Về quyền nuôi con, nếu các con đều đã đủ 18 tuổi trở lên thì việc sống cùng ai sẽ do các con tự quyết định. Người không trực tiếp chung sống cũng không có trách nhiệm phải cấp dưỡng. 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị: Luật Hôn nhân và Gia đình 52/2014/QH13 năm 2014

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )


Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

3 |==========================

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo