Hoàng Thị Kim Lý

Giành quyền nuôi con 2 tuổi

Luật sư tư vấn: trường hợp gia đình bên nội và ngoại gặp khó khăn, thời gian đầu chồng ở nhà nuôi con, vợ đi làm nhưng bây giờ chồng mới đi được 1 tháng, con được 2 tuổi thì người chồng được quyền nuôi con hay không?

 

Vợ em đòi ly hôn em có được quyền nuôi con không, Vợ chồng em trước giờ làm công ty, em làm công ty được 1 năm bị gẫy ngón tay 1 tuần vợ em sau con, em nghỉ hưởng lương tai nạn lao động 6 tháng, vợ em cũng nghỉ 6 tháng xong vợ mới đi vào công ty làm việc lại, ngón tay em bi gẩy chưa lành, em được thêm 1 tháng mới đi làm, ở phòng trọ trong con đến khi nghỉ đủ phép công ty rồi em vào công ty làm lại, con 7 tháng tuổi đem đi gửi nhà trẻ tư nhân, 1 ngày đầu ngày 2 con bệnh nôn ói tiêu chảy sốt cao, phải nhập viện nữa tháng, ra viện xong em có khuyên vợ nghỉ làm công ty ở nhà trong con, vợ không chịu, sống xa quê thương con em xin nghỉ công ty ở nhà trong con vợ di làm, rất sợ mang tiếng chồng ở nhà vợ di làm...!đến nay con cũng gần 2 tuổi, em mới đi làm được hơn 1 tháng gần tết nay, 2 bên gia đình nội ngoại đều khó khăn, nếu ly hôn em có được quyền nuôi con không!!!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh gia chúng tôi, vấn đề anh đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

 

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vn có quyn, nghĩa v trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dc con chưa thành niên, con đã thành niên mt năng lc hành vi dân s hoc không có kh năng lao đng và không có tài sn đ t nuôi mình theo quy đnh ca Lut này, B lut dân s và các luật khác có liên quan.

 

2. Vợ, chng tha thun v người trc tiếp nuôi con, nghĩa v, quyn ca mi bên sau khi ly hôn đi vi con; trường hp không tha thun được thì Tòa án quyết đnh giao con cho mt bên trc tiếp nuôi căn c vào quyn li v mi mt ca con; nếu con t đ 07 tui trn thì phi xem xét nguyn vng của con.

 

3. Con dưới 36 tháng tui được giao cho m trc tiếp nuôi, tr trường hp người m không đ điu kin đ trc tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dc con hoc cha m có tha thun khác phù hp vi li ích của con.”

 

Như vậy, quyền trực tiếp nuôi con:

 

– Về nguyên tắc, các bên đương sự (vợ, chồng) có thể tự thỏa thuận với nhau về việc người nào sẽ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và Tòa án sẽ ghi nhận thỏa thuận này trong bản án.

 

– Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được việc nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao quyền trực tiếp nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Khi xem xét ai sẽ là người sẽ trực tiếp nuôi con sau ly hôn, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố với mục đích tìm được người phù hợp để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng và đáp ứng một cách tốt nhất cho sự phát triển của đứa trẻ. Trên thực tếTòa án sẽ dựa trên 3 yếu tố sau:

 

+ Điều kin v vt cht, bao gm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ.

 

Nhà ở, điều kiện vật chất, thu thập của người vợ hoặc chồng sẽ là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc giành quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn.

 

+ Điều kin v tinh thn, bao gm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con; sự yêu thương, tình cảm đối với con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

 

Những “thói hư, tật xấu”, thời gian hạn chế sẽ là một yếu tố gây trở ngại trong việc giành quyền trực tiếp nuôi con.

 

Trường hợp con của anh gần 2 tuổi (dưới 36 tháng tui) thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Đây là một quyền ưu tiên cho người mẹ, vì trong giai đoạn dưới 36 tháng tuổi trẻ con rất cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ, thiếu vắng sự chăm sóc của người mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bình thường của đứa trẻ.

 

Tuy nhiên, khi đưa đơn ra tòa giành quyền nuôi con, anh nên đưa ra được những khả năng và ưu thế mà mình có thể nuôi dưỡng và chăm sóc được cho bé, vì anh cũng đã có một thời gian ở nhà chăm con.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Thị Hằng Nga - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo