Nguyễn Thu Trang

Giải quyết vấn đề tài sản chung và con chung khi ly hôn

Quan hệ hôn nhân gồm quan hệ hôn nhân và quan hệ tài sản. Khi ly hôn cần giải quyết các vấn đề về con chung, tài sản chung và các nghĩa vụ chung. Đây là những vấn đề thường xảy ra tranh chấp, thậm chí là những tranh chấp kéo dài đến thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm. Việc kéo dài không chỉ tốn về thời gian mà còn là công sức và chi phí của các đương sự.

1. Luật sư tư vấn về vấn đề ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi cả hai người đang còn sống, được Tòa án công nhận bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc  phán quyết bằng một bản án cho ly hôn. Đây là hiện tượng xã hội bất bình thường nhưng cần thiết để đảm bảo quyền tự do trong hôn nhân và củng cố hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bởi nhiều trường hợp tình trạng hôn nhân không thể kéo dài, cứu vãn.

Vấn đề xác định tài sản chung để phân chia và vấn đề giành quyền nuôi con giữa hai vợ chồng thường không đạt được thỏa thuận chung. Nếu bạn đang gặp vướng mắc và có tranh chấp về vấn đề tài sản hoặc con cái, bạn hãy liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến hoặc email: lienhe@luatminhgia.vn để chúng tôi tư vấn cho bạn những vấn đề:

- Trình tự, thủ tục tiến hành ly hôn;

- Cách xác định tài sản chung, tài sản riêng;

- Nguyên tắc phân chia tài sản chung;

- Điều kiện giành quyền nuôi con;

- Khoản tiền cấp dưỡng cho con;

- Án phí ly hôn,...

Bạn có thể tham khảo tình huống sau để có thêm kiến thức pháp luật về vấn đề ly hôn:

2. Giải quyết vấn đề tài sản chung và con chung khi ly hôn

Câu hỏi: Xin chào luật sư. Trước tiên, em sẽ vô cùng cảm ơn, tất cả mọi thông tin của em được bảo mật. Em lấy chồng từ năm 2012, cả hai đã một số tiền tiết kiệm trong tài khoản, nhưng đứng tên riêng của em và thời gian mở tài khoản là tháng 05/2018. Còn chồng em cũng có một miếng đất có nhà trên đó, nhưng đứng tên riêng của chồng em. và thời gian có miếng đất đó là khoảng tháng 3/2018. Còn riêng em thì ba má cho riêng em một miếng đất 500m2, thời gian ra sổ là năm 2015. Vậy cho em hỏi.

1. Khi ly hôn em có phải chia đôi tất cả những tài sản em và chồng đang có?

2. Và em có được quyền nuôi hai đứa con (4 tuổi và 2 tuồi) không?

3. Em có thể chia tài khoản tiết kiệm? nhưng miếng đất bố mẹ cho thì em chuyển sang cho chị gái em đứng tên, để không liên quan đến chuyện chia tài sản sau này- được không? Xin tư vấn giúp em.1. Quyền nuôi con2. Thủ tục không đính kèm miếng đất bố mẹ cho em.3. Những hành vi mà chồng em có ý không chịu ly hôn và phá đám và đánh đập em khi nhậu nhẹt, làm ảnh hưởng đến tinh thần lẫn cơ thể sẽ bị những tội gì, và hình thức răn đe là gì không? Hiện tại em đang rất cần một luật sư, để giải quyết cho em chuyện bị bạo hành thân xác và tinh thần. Em xin cảm ơn! 

Trả lời: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, trường hợp của chị chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, vấn đề chia tài sản khi ly hôn

Căn cứ tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Tại Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:

“1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này”.

Theo thông tin bạn cho biết, vợ chồng bạn có một sổ tiết kiệm trong tài khoản, chồng bạn có một miếng đất đứng tên riêng của chồng, bạn có một phần đất được bố mẹ cho riêng. Như vậy, vấn đề phân chia tài sản khi ly hôn trước tiên sẽ dựa trên sự thỏa thuận của vợ (chồng). Trường hợp, vợ chồng không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án phân chia. Việc Tòa án phân chia tài sản sẽ căn cứ vào nguồn gốc hình thành tài sản? Theo nguyên tắc, tài sản được xác định là tài sản riêng của vợ (chồng) thì sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của vợ chồng. Cụ thể, nếu diện tích 500m2 đất trên là tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì được tính là tài sản riêng và không mang ra để phân chia khi vợ chồng ly hôn. Do đó,dù bạn không chuyển nhượng cho chị thì vẫn được coi là tài sản riêng không phân chia.

Tài sản được xác định là tài sản chung, nếu không có sự thỏa thuận thì sẽ theo nguyên tắc chia đôi, tuy nhiên có tính đến các yếu tố như: công sức đóng góp, tạo lập và duy trì khối tài sản chung đó… Do đó, với trường hợp của bạn, nếu có tranh chấp về tài sản, khi có yêu cầu Tòa án sẽ xem xét và đưa ra quyết định phân chia.

Thứ hai, về quyền nuôi con sau khi ly hôn

Tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”.

Căn cứ theo quy định trên, khi ly hôn vợ chồng bạn có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án xem xét ra quyết định. Tòa án sẽ xem xét ai là người trực tiếp nuôi con dựa vào việc xem xét quyền lợi về mọi mặt của con, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Ngoài ra, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Theo thông tin bạn cho biết, vợ chồng bạn có hai con: 1 cháu 4 tuổi, 1 cháu 2 tuổi. Về nguyên tắc, cháu 2 tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Đối với cháu 4 tuổi thì sẽ xem xét điều kiện giữa vợ và chồng. Trong trường hợp này, để giành được quyền nuôi cả 2 bé, bạn cần chứng minh bạn hoàn toàn đủ điều kiện cơ bản để nuôi con: điều kiện về nhân thân (nhân thân tốt, chưa có hành vi vi phạm pháp luật…); sức khỏe tốt đảm bảo chăm sóc con; điều kiện về tài chính (thu nhập hàng tháng ổn định, lâu dài, đảm bảo về việc chăm lo cho con…). Ngoài ra, bạn có thể chứng minh thêm các yếu tố như: môi trường sống, thời gian chăm sóc con..vv. Trên cơ sở những căn cứ mà bạn chứng minh được, Tòa án sẽ xem xét và quyết định giao con cho bạn trực tiếp nuôi.

Ngoài ra, Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thăm nuôi con:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Thứ ba, về hành vi bạo lực gia đình

Căn cứ tại Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình như sau:

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

.....

2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.”.

Theo như thông tin bạn cho biết, chồng bạn thường xuyên đánh đập, gây thương tích cho bạn. Đây được coi là hành vi bạo lực gia đình. Tại khoản 1 Điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi chồng bạn có những hành vi đánh đập gây thương tích thì bạn hay những thành viên khác trong gia đình có thể gửi đơn tố giác tới UBND xã/phường hoặc cơ quan công an cấp quận/huyện để được giải quyết. Đồng thời, khi nộp đơn kèm theo những bằng chứng chứng minh hành vi của người chồng. Trường hợp cần phải cách ly người chồng thì bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bố trí nơi tạm lánh và được giữ bí mật về nơi tạm lánh.

Với trường hợp của bạn, tùy vào mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà người chồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình."

...

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”.

Trường hợp, có đầy đủ căn cứ thì người chồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

…”.

Theo đó, để đảm bảo quyền lợi bạn có thể làm đơn gửi cơ quan công an nơi đang cư trú để giải quyết.

3. Sống chung như vợ chồng thì giải quyết quyền nuôi con khi có tranh chấp như thế nào?

Tôi và vợ tôi chung sống với nhau từ năm 2011 đến năm 2017 thì ly hôn nhưng do chưa đăng ký kết hôn nên khi ly hôn hai bên tự thỏa thuận và có ban quản lý bản làm chứng. Trong quá trình sinh sống với nhau đã có 1 đứa con trai hiện nay cháu đã được 6 tuổi. Lúc thỏa thuận ly hôn thì con được tôi trực tiếp nuôi. Từ khi ly hôn đến giờ tôi đã trực tiếp nuôi con. Nhưng đến hôm nay cô ấy lại quay về rành quyền nuôi con với tôi. Cô ấy đã viết đơn ra tòa để tòa giải quyết. Vậy khi ra tòa rồi tôi có được quyền nuôi con nữa không. Tôi phải làm sao. Xin tư vẫn giúp tôi. Xin cảm trân thành cảm ơn.

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau

Trước tiên, để có quyền được tranh chấp quyền nuôi con trực tiếp sau khi ly hôn, bạn cần được pháp luật thừa nhận mình là cha của đứa trẻ. Trường hợp bạn chưa được ghi nhận là cha đứa bé trong Giấy khai sinh thì bạn cần làm thủ tục nhận cha cho con như sau:

Do bạn và vợ bạn không có đăng ký kết hôn nên con bạn sinh ra chưa được thừa nhận ngay là con chung của bạn và vợ theo Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014

"Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng."

Bạn phải gửi đơn yêu cầu cùng giấy tờ chứng minh bạn là cha đẻ của đứa bé để yêu cầu tòa án công nhận cha cho con.

Sau khi đã được pháp luật công nhận là cha đẻ bé, nếu 2 bên có tranh trấp về quyền nuôi con thì Tòa án sẽ giải quyết như đối với trường hợp giải quyết việc nuôi con sau khi ly hôn theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014

Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn (đã trích dẫn tại phần tư vấn trên)."

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn hiện nay thì để đẩm bảo quyền trực tiếp nuôi dưỡng con khi vợ làm đơn khởi kiện ra Tòa thì bạn  cần chứng minh việc đảm bảo khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng con hơn vợ mình thông qua điều kiện về mặt vặt chất, điều kiện về mặt tình thần ( thời gian chăm sóc con, môi trường sống,... ) để đứa trẻ phát triển tốt nhất. Trên cơ sở đó Tòa án sẽ xem xét trao quyền trực tiếp nuôi dưỡng cho bạn.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo