Nguyễn Ngọc Ánh

Bố mẹ cho đất con gái con rể có được không?

Tôi tên T 31 tuổi, lấy vợ được 2 năm, tội muốn hỏi tư vấn về việc phân chia tài sản là đất do bố mẹ viết tay tặng cho và một bên cho tiền xây nhà và các vấn đề khác như sau: Vợ chồng tôi có 1 con gái vừa tròn 1 tuổi, hai vợ chồng sống với nhau không có gì phải nói, nhưng khổ cái vợ tôi nghe lời mẹ, không nói gì với tôi sau những lời cãi vã.

Tôi không muốn ly hôn nhưng vợ tôi cứ nằng nặc đòi ly hôn, vợ tôi có tiền sử bệnh ngoài da và giờ vẫn mang bệnh. thuộc bôi có ảnh hưởng đến con trẻ. Khi vợ sinh ra tôi và mẹ ruột tôi chăm sóc bé đến 4,5 tháng vợ tôi đỡ bệnh bắt em bé đem về quê, cụ thể bà ngoại của be bắt em bé đi về quê tận miền tây cách nhà tôi đang ở 200 cây số.

Vợ tôi vẫn ở nhà của cô ấy không về nhà tôi nữa, cô ấy không biết làm gì tôi không trách, nhưng khi sinh con xong, bản năng làm mẹ của cô ấy cũng không trỗi dậy, việc làm sữa cho con bú cô ấy cũng không biết làm. đến khi đủ năm em bé được ẫm về nhưng giờ nó xa lạ với ba nó quá, không nhận bà nội nó luôn, giờ toi rất buồn. luật sư se hỏi sao toi khong di thăm con, có lý do mẹ vợ toi không có học, rất hồ đồ, chửi tục rất cừ. giờ vợ tôi không cho bồng em bé về nhà tôi chơi cũng không được. Mà cứ dòi ly dị.

Về tài sản nếu ly dị tôi có điều hỏi luật sư: Trước đây sau khi đăng ký kết hôn xong, nhà hai mẹ con tôi bị giải toả để làm chợ, không có nhà ở, nhà nước đền bù cho một số tiền, khi đó nhà vợ tôi có 01 căn nhà nhỏ nên mới bàn với nhau dập căn nhà đó đi, dù sau cũng là người một nhà, tài sản của hai vợ chồng mới cưới không có đồng nào, mẹ ruột tôi bỏ tiền ra cất nhà, còn nền nhà bố vợ tôi có làm giấy tay cho con gái mình. Vậy giờ vợ tôi có làm giấy tờ ly hôn đơn phương thì Cơ quan nhà nước giải quyết vấn đề đất đai nhà cửa như thế nào để được biết. tôi chân thành cảm ơn sự tư vấn của mọi người.

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của anh được tư vấn như sau:

Thứ nhất về, tranh chấp tài sản chung của vợ, chồng

Căn cứ theo Luật hôn nhân và gia đình quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

"Xem trích dẫn quy định về nguyên tắc chia tài sản vợ chồng"

Theo quy định của pháp luật, khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi; tài sản riêng của ai thuộc về người đó. Hơn nữa, nếu vợ, chồng không đưa ra căn cứ chứng minh tài sản thuộc sở hữu riêng của mình thì HĐXX sẽ xác định tài sản đó là tài sản chung và tiến hành chia như chia tài sản chung.

>> Luật sư tư vấn chia tài sản khi ly hôn, gọi: 1900.6169

Vậy, với khối tài sản là thửa đất và ngôi nhà được xây dựng trên đất, nếu không đưa ra được căn cứ tiền xây dựng nhà là tài sản riêng mà mẹ tặng cho anh, không được vợ thừa nhận thì căn nhà trên sẽ được chia đôi, và có tính tới công sức đóng góp.

Đối với thửa đất trên, nếu vợ đưa ra căn cứ bố mẹ vợ tặng cho riêng, hoặc các bên chưa hoàn tất thủ tục đăng bộ, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì anh không có cơ sở giành được quyền lợi từ thửa đất trên.

Thứ hai, về tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

- Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn

Căn cứ theo điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

"Xem trích dẫn quy định về quyền nuôi con"

Và tại điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

"Xem trích dẫn"

Theo quy định của pháp luật, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao trực tiếp cho mẹ. Vây, cha được trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi khi thuộc một trong hai trường hợp: hoặc mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Anh có trình bày, tính tới 24/07/2016 thì con chung mới tròn 01 tuổi. Chiểu theo quy định và phân tích trên, nếu có căn cứ chứng minh mẹ không đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con: mẹ không có việc làm, không có nơi cư trú ổn định; mẹ bị mắc các bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ (trường hợp của anh nếu có xác nhận của cơ sở y tế thuốc bôi da của mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con,...),...hoặc anh chị có thỏa thuận khác thì anh sẽ giành được quyền trực tiếp nuôi con. Nếu không có căn cứ nêu trên thì chị sẽ được HĐXX giao con để trực tiếp nuôi dưỡng.

- Quy định về cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

Trường hợp mẹ là người trực tiếp nuôi con thì theo quy định tại Điều 82 Luật HN và GĐ 2014, anh có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con hàng tháng.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Giải quyết tranh chấp quyền trực tiếp nuôi con, tài sản chung khi ly hôn. Nếu chưa rõ bạn vui lòng liên hệ: 1900.6169 để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo