Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Giải đáp thắc mắc về mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Hiện tại tôi đang làm công nhân lương 1 tháng 5tr3 , tiền nhà trọ mỗi tháng 2tr2 chưa tính phí sinh hoạt , vợ tôi đòi tiền cấp dưỡng mỗi tháng 2tr5 ,chúng tôi có 1 đứa con 20 tháng tuổi, tôi không có khả năng cấp dưỡng được như vậy , vợ tôi nói nếu không có khả năng cấp dưỡng vậy thì không cần cấp dưỡng và không có quyền qua thăm con.

 

Tôi đã viết đơn là cấp dưỡng theo luật và quyết định của tòa nhưng tòa không nhận đơn . Xin hỏi tôi phải trình bày trong đơn như thế nào để tòa chấp nhận đơn khi không thỏa thuận được tiền cấp dưỡng và mức cấp dưỡng như thế nào ?

 
Trả lời: Chào anh, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến công ty chúng tôi.
 
Thứ nhất, về quyền thăm nom con sau khi ly hôn.
 
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
 
“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của pháp luật”.
 
Như vậy, khi có quyết định, bản án ly hôn của Toà án đã có hiệu lực pháp luật chỉ có ý nghĩa chấm dứt quan hệ pháp lý giữa vợ chồng, còn quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con cái vẫn phải được đảm bảo thực hiện.
 
Theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
 
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
 
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
 
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa cụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
 
Thứ hai, về mức cấp dưỡng.
 
Điều 116. Luật hôn nhân gia đình 2014 - Mức cấp dưỡng
 
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
 
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
 
Pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và đương nhiên những chi phí này là chi phí hợp lý.
 
Lưu ý: Vợ anh nói rằng không có khả năng cấp dưỡng thì không cần cấp dưỡng và không được đến thăm con là không có cơ sở. Việc thăm nom con sau ly hôn là quyền của anh, vợ không có quyền ngăn cản. 
 
Anh/chị tham khảo để giải quyết vướng mắc của mình, nếu còn chưa rõ hoặc cần hộ trợ, tư vấn thêm anh/chị vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến qua điện thoại, bằng cách gọi 1900.6169 để được giải đáp:
 
Trân trọng!
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo