Phương Thúy

Đứng tên hộ hồ sơ vay tiền của em gái trước thời kỳ hôn nhân

Trong đời sống hằng ngày, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình được thể hiện thông qua việc giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng dù là có quan hệ khăng khít thì tình cảm và vật chất cũng nên có ranh giới rõ ràng với nhau để tránh xảy ra xung đột. Bởi lẽ, đã có rất nhiều trường hợp anh, chị, em trong gia đình có mâu thuẫn và thậm chí là từ mặt nhau chỉ vì không nhất quán giữa tiền bạc và tình cảm để từ đó vướng vào vòng xoáy của pháp luật.

1. Luật sư tư vấn. 

Nếu bạn đang trong tình huống khó khăn này và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169  để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Tư vấn về trình tự, thủ tục thế chấp tài sản là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Vợ hoặc chồng có phải chịu trách nhiệm khoản nợ mà vợ hoặc chồng vay trong thời kì hôn nhân không?

- Tư vấn về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn.

Để minh họa cho trường hợp này, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Đứng tên hộ hồ sơ vay tiền của em gái trước thời kỳ hôn nhân

Câu hỏi: Luật sư tư vấn vềviệc đứng tên vay hộ trong hồ sơ tín dụng và việc xác định tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng. Cụ thể như sau: Kính gửi Luật sư - Công ty Luật Minh Gia. Hiện nay tôi và cô A đang tìm hiểu và dự định tiến tới hôn nhân vào giữa năm sau. Vợ chồng em gái của cô A (Vợ chồng cô B) đang có ý định vay tiến ngân hàng để mua nhà nhưng chứng minh năng lực tài chính của cả 2 vợ chồng cô B không đủ để vay nên nhờ cô A đứng tên hộ hồ sơ để vay tiền (việc thực hiện thanh toán hàng tháng do vợ chồng cô B) và dự định sau 2 năm nếu chứng minh đủ năng lực tài chính thì cô A sẽ chuyển qua cho vợ chồng cô B để cô B tiếp tục thanh toán cho ngân hàng.Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi các trường hợp sau:Cô A đứng vay như vậy có phù hợp và sau 2 năm có chuyển nhượng phần vay đó được hay không? Nếu chúng tôi kết hôn thì tôi có liên đới trong phần đó không? Phần nhà có thể được mua và giấy chứng nhận quyền sở hữu có thể có trước hoặc sau thời gian hôn nhân (hiện nay các chung cư việc ra giấy chứng nhận quyền sở hữu có thể rất lâu)Khi cô A đang đứng tên vay ngân hàng thì tài sản (nhà mua) có cần đứng tên của cô ấy không?Tôi có dự tính vay tiền mua nhà trước hôn nhân và chi trả bằng phần thu nhập của tôi kéo dài đến sau khi kết hôn thì được xem là tài sản chung hay tài sản riêng? Nếu tôi thực hiện việc vay vốn sau thời kỳ hôn nhân và cô A đang nợ ngân hàng thì tôi có thực hiện được không? Nếu sau này vợ chồng cô B không có khả năng thực hiện việc thanh toán phần vay ngân hàng thì cô A sẽ như thế nào? Tôi có liên đới trong việc này hay không?Nếu vợ chồng cô B xảy ra việc li thân hoặc li hôn thì việc giải quyết tranh chấp ngôi nhà sẽ như thế nào (đây chưa phải là tài sản hợp pháp của vợ chồng cô B sau hôn nhân nhưng họ là người thanh toán tiền hàng tháng)Tôi có tài sản thừa kế do Cha Mẹ để lại, phần chung với các anh em trong gia đình do tôi trực tiếp chăm sóc và phần riêng do cha mẹ cho thì có được xem là tài sản chung sau hôn nhân không?Rất mong sự tư vấn của Luật sư để tôi có thể quyết định việc này vì chúng tôi đang trong tình thế nhạy cảm liên quan đến tài sản của cả 2 gia đình.

Trả lời tư vấn: Chào anh. Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh chúng tôi tư vấn như sau:

Về vấn đề chị A đứng tên hộ hồ sơ để vay tiền

Chị A đứng tên vay như vậy là phù hợp với quy định của pháp luật. Vấn đề ngân hàng cấp tín dụng cho cá nhân, cụ thể là cho vay là thỏa thuận giữa hai bên. Nếu vợ chồng chị B chứng minh được năng lực tài chính và đảm bảo điều kiện về nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thì chị A có thể chuyển nhượng phần vay chỉ đứng tên vợ chồng chị B. Đây là giao dịch giữa chị A và ngân hàng diễn ra trước thời kỳ hôn nhân nên đây không phải khoản nợ chung. Vì vậy, anh không phải chịu trách nhiệm liên đới đối với khoản vay này.

Anh muốn vay vốn ngân hàng trong thời kỳ hôn nhân nhưng chị A (vợ anh) đang vay ngân hàng thì anh có thể vay nếu anh đảm bảo các điều kiện theo nghiệp vụ cho vay của ngân hàng.

Khi vợ chồng chị B không có đủ khả năng thanh toán khoản vay thì chị A có nghĩa vụ thanh toán khoản vay đó. Cả vợ và chồng chị B đều có nghĩa vụ với khoản vay mà chị A đã thanh toán dù còn trong thời kỳ hôn nhân hay sẽ ly hôn.

Về vấn đề anh mua nhà

Khi anh mua nhà trước hôn nhân mà trong thời kỳ hôn nhân mới được cấp sổ đỏ thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không cần đứng cả tên của chị A. Vì nguồn gốc tài sản này hình thành trước thời kỳ hôn nhân nên là tài sản riêng của anh. Trong trường hợp làm GCNQSDĐ đứng tên cả hai vợ chồng thì nhà sẽ là tài sản chung của anh và chị A vì đây được coi là hành vi nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Tôi có dự tính vay tiền mua nhà trước hôn nhân và chi trả bằng phần thu nhập của tôi kéo dài đến sau khi kết hôn thì được xem là tài sản chung hay tài sản riêng?

Phần thu nhập sau khi kết hôn là tài sản chung của hai vợ chồng nên khi anh dùng tài sản chung để chi trả nợ mua ngôi nhà thì khi đó ngôi nhà không còn là tài sản của riêng anh.

Đối với tài sản anh được thừa kế từ bố mẹ, phần chung với các anh em trong gia đình do anh trực tiếp chăm sóc và phần riêng do cha mẹ cho thì đây là tài sản riêng của anh. Bố mẹ thừa kế cũng như tặng cho cho riêng cá nhân anh. Chỉ trong trường hợp anh nhập tài sản riêng vào tài sản chung thì các tài sản này mới được coi là tài sản chung.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo