Lò Thị Loan

Đơn phương ly hôn và bắt cóc con đẻ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Chào luật sư tôi muốn hỏi về vấn đề cách thức giải quyết một số mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân dẫn đến 1 bên có yêu cầu đơn phương ly hôn. Cụ thể như sau: Vợ chồng tôi mới cưới nhau tháng 4 năm ngoái, năm nay đã có cháu 10 tháng khi cưới nhau về thì anh gửi tôi lại cho bố mẹ chồng tôi nuôi ( tôi hiện vẫn chưa có việc làm)rồi đi làm ăn ở quê ngoại tôi.

Từ đó đến nay tôi chưa được về thăm quê...hồi tôi sinh con mẹ tôi có ra chăm sóc..vì bà kiêng khem kỹ sợ tôi bị hậu sản sau này nên làm gia đình nhà chồng tôi không vừa lòng.. bố chồng thường xuyên chửi mắng hắt hủi, xúc phạm danh dự , nhân phẩm và đuổi tôi ra khỏi nhà khi tôi mới sinh con 1 tuần và bắt tôi để con lại không quan tâm tới sự có mặt của mẹ tôi..sau một tháng mẹ tôi về thì chồng tôi cũng về thăm nhưng cũng tỏ thái độ không hài lòng .

Vì bố chồng nhiều lần đuổi nên tôi quyết định đưa con về ngoại .. tôi nhờ người quen đón định bí mật đưa cháu đi thì người kia lại bị công an bắt trước và tôi cũng bị lên xã và bị gán cho tội bắt cóc trẻ còn( lúc đó con tôi 2 tháng tuổi) sau gđ nhà chồng xin cho tôi về và người kia cũng được thả ra.. từ đó gia đình càng quản lý chặt...Bố chồng vẫn chửi mắng tôi là đồ ăn bám và đuổi tôi đi vì vợ chồng tôi vẫn chưa có nghề nghiệp ổn định và phụ thuộc vào ông bà.

Cuộc sống vợ chồng tôi cũng không mấy là thuận hòa anh cũng hay chửi tôi là loại ngu xuẩn không biết làm gì cho đời và tích thứ điện thoại của tôi vứt đi không cho tôi liên lạc với ai nữa... anh cũng điện và mắng nhiếc mẹ tôi vì không biết dạy con. Chị chồng tôi cũng điện về mắng nhiếc và bắt mẹ tôi ra xin lỗi cả gia đình Con tôi hiện giờ vẫn chưa làm giấy khai sinh vì tôi chưa chuyển khẩu về.

Tôi không có ý định chung sống thêm nữa nhưng hễ muốn đi thì gia đình chồng bắt tôi phải để con lại. nhưng gia đình chồng vẫn ép tôi chuyển về để làm giấy khai cho cháu vì không có khẩu mẹ bên tư pháp họ không làm, chồng tôi đã nhiều lần giấu tôi đi nhờ vả riêng tư nhưng không được. Tôi đã thẳng thắn nói sẽ không chuyển về và có ý định muốn ly hôn chồng tôi đã đánh tôi và còn xuống bếp mang dao.lên dọa giết tôi.

Cả nhà cũng chẳng ai can mà bố chồng cũng hùa vào trách là tại tôi. Sau đó ít hôm khi chồng tôi đi làm rồi tôi và bố chồng có xích mích và bố chồng tát mạnh vào mặt tôi. Vợ chồng tôi hiện tại cũng không còn tình cảm gì với nhau và cũng chưa ai có nghề nghiệp ổn định. 

Vậy tôi xin hỏi việc làm đưa con trốn đi có vi phạm pháp luật không? Và khi ra tòa có bị truy cứu trách nhiệm không? Hiện tại tôi phải làm sao để 2 mẹ con tôi được về ngoại gia đình chồng đe dọa nếu tôi đưa con đi thì sẽ báo công an. Tôi không thể bỏ lại con được tôi có thể lấy lý do gì để ly hôn đơn phương? làm sao tôi làm giấy khai sinh cho  khi chồng giữ giấy chứng sinh và không chịu đưa ra giấy cmt và sổ hộ khẩu? Không có sự đồng ý và hộ khẩu của tôi liệu chồng tôi có làm được giấy khai sinh cho cháu không Gia đình chồng có người quen làm chức cao ở huyện nên cũng được công an xã bảo trợ vậy việc tôi muốn đưa con về và ly hôn có gặp khó khăn không?

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau

 

Trước hết chúng tôi bày sỏ sự cảm thông với hoàn cảnh của bạn và những khó khăn trong cuộc sống mà bạn đã và đang gặp phải. Mong rằng nội dung tư vấn của chúng tôi có thể phần nào giải quyết được những khúc mắc, khó khăn trong cuộc sống của bạn. Với mỗi thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau: 

 

Thứ nhất:  về việc bạn tự ý mang con về nhà ngoại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc hay không? 

 

Theo quy định của bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt người làm con tin, nhằm buộc người khác phải nộp cho mình một khoản tiền hoặc tài sản, thì mới thả người bị bắt. Bắt cóc nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản là bắt người đem giấu một nơi để đòi tiền chuộc mà không nhằm mục đích khác, thì sẽ phạm vào tội quy định tại điều 169 bộ luật hình sự. Còn trường hợp bắt cóc mà không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì sẽ cấu thành các tội như tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt người dưới 1 tuổi ( điều 152 Bộ luật hình sự); hoặc cấu thành tội bắt giữ, giam người trái pháp luật ( theo quy định tại điều 157 bộ luật hình sự 2015).

 

Như vậy, việc bạn đưa con nhỏ về ngoài mà không có sự đồng ý của chồng và những thành viên khác trong gia đình không cấu thành tội Bắt cóc hay một số tội danh khác như đã phân tích ở trên theo quy định của Bộ luật hình sự. 

 

Điều 52 Nghị Định 167/2013/ NĐ - CP như sau:

 

“ Điều 52. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a.Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó..."

 

Như vậy, việc gia đình chồng bạn có hành vi đe dọa, ngăn cấm, cản trợ việc bạn và con gặp gỡ người thân nhằm tạo áp lực tâm ly cho bạn là trái với quy định của pháp luật. Theo đó, những người thực hiện hành vi này với bạn có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đến 300.000 đồng. 

 

Thứ hai: Về việc chồng bạn có hành vi gây thương tích và có lời lẽ xúc phạm nhân phẩm danh dự của bạn thì có thể sẽ bị xử phạt theo quy định sau: 

 

Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

...."

 

Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình

"1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

..."

 

Thứ ba: Về quyền đơn phương ly hôn và quyền nuôi con sau khi ly hôn. Bạn có thể tham khảo bài viết sau:  Tư vấn về quyền đơn phương ly hôn và quyền nuôi con khi ly hôn

 

Theo đó, bạn hoàn toàn có quyền đơn phương ly hôn khi có căn cứ về việc mục đích của hôn nhân không đạt được. Về vấn đề quyền nuôi con, con bạn dưới 36 tháng tuổi nên sẽ được ưu tiên giao cho mẹ nuôi. 

 

Thứ tư: về thủ tục làm giấy khai sinh cho con bạn.

 

Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh - Luật hộ tịch 2014 quy định như sau: 

 

"1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh...."

 

Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn cư trú (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo