Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Đăng ký khai sinh cho trẻ em do nữ phạm nhân sinh ra

Luật sư cho hỏi quy định về trường hợp khai sinh cho trẻ em khi mẹ của bé đang chấp hành án phạt tù, cụ thể: Tôi có người quen đang phải thi hành án tại trại giam xx. Trong thời gian thi hành án tôi có sinh một bé gái tại trại giam này. Cha của bé là người có quốc tịch XYZ và họ chưa đăng ký kết hôn. Như vậy thì phải khai sinh cho cháu ở đâu? Cháu có được mang quốc tịch cha hay không? Xin cảm ơn luật sư.

Tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Công văn số 4325/BTP-HTQTCT ngày 04/6/2013 của Bộ Tư pháp đã hướng dẫn cụ thể việc đăng ký khai sinh cho trẻ em do nữ phạm nhân sinh ra. Theo đó, đối với phạm nhân mà có thân nhân ở gần thì Giám thị trại giam sẽ thông báo để thân nhân của phạm nhân đến trực tiếp làm thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh. Mục ghi về người đi đăng ký khai sinh trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi tên thân nhân của phạm nhân đó. 

Như vậy, bạn có thân nhân ở gần thì Giám thị trại giam sẽ thông báo cho thân nhân của bạn đến làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con bạn thay bạn.

Trong trường hợp của bạn thì khi bạn sinh con thì bạn và cha của đứa con chưa có đăng ký kết hôn và cha của đứa bé là người nước ngoài quốc tịch XYZ. Như vậy trương hợp này là đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú và có yếu tố nước ngoài.

Trường hợp thẩm quyền và thủ tục đăng ký khai sinh được pháp luật quy định tại điều 35 và điều 50 tại  quy định về việc đăng ký và quản lý hộ tịch như sau:

Điều 35. Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:

1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:

a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

Điều 36. Thủ tục đăng ký khai sinh

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.

Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

3. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này

Thứ Nhất: Trường hợp của bạn là trẻ sinh ra tại Việt Nam và có cha là người nước ngoài và mẹ là người Việt Nam đang sinh sống tại việt nam thì làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con tại UBND cấp huyện.

- Thứ hai: Bạn và người cha của đứa bé chưa đăng ký kết hôn như vậy trường hợp của bạn là khai sinh cho con ngoài giá thú thì người cha phải làm thủ tục nhận con. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con bạn mà người cha đó nhận con thì trong giấy khai sinh của con sẽ được ghi đầy đủ thông tin của người cha và mẹ. Nếu không có người nhận con và không xác định được người cha thì phần thông tin về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của con sẽ để trống.

- Thứ ba: Việc con bạn có được mang quốc tịch cha hay không?

Trong trường này thì người cha của đứa bé và bạn phải có giấy thỏa thuận của cha và mẹ về việc chọn quốc tịch nước ngoài cho con. Giấy thoả thuận về việc chọn quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người cha là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó.

>> Giải đáp thắc mắc về đăng ký khai sinh, gọi: 1900.6169

- Tư vấn quy định về thủ tục đăng ký khai sinh cho con

Xin chào luật sư! năm nay em 23 tuổi. Em có vài thắc mắc mong luật sư tư vấn giúp em ạ. Chồng em sinh ngày 20/8/1997 ( theo giấy khai sinh, chứng minh nhân dân) do điều kiện gia đình ngày xưa nên khai sinh làm năm 1997 chứ thật chất chồng em sinh năm 1995.

Tụi em năm nay xin làm đăng kí kết hôn nhưng chính quyền địa phương bảo không đủ tuổi. Em mới sinh em bé ngày 30/7/2016 nhưng không có giấy đăng kí kết hôn nên không làm khai sinh được cho cháu. Vậy luật sư có cách nào giải quyết dùm em trường hợp này cho hợp lí được không ạ. Liệu chồng em có làm lại chứng minh nhân dân là sinh năm 1995 được không ạ. Nếu đợi sang năm 2017 cho đủ tuổi đăng ký kết hôn thì việc làm khai sinh cho con em có vấn đề gì không ạ. Em xin chân thành cảm ơn luật sư. Mong sớm nhận được sự trợ giúp từ luật sư.

Trả lời tư vấn: Chào bạn, yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề khai sinh thì ngày sinh của chồng chị là ngày thể hiện trên giấy khai sinh. Giấy khai sinh không thể sửa lại được.

Thứ hai, nếu 2 vợ chồng chưa có đăng ký kết hôn với nhau thì chị vẫn thể khai sinh cho con chỉ có mẹ và không có bố. Nếu muốn bổ sung tên của bố thì có thể làm thủ tục giám định ADN để chứng minh và làm theo thủ tục sau:

>> Thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh.

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Trên đây là nội dung tư vấn về: Đăng ký khai sinh cho trẻ em do nữ phạm nhân sinh ra. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo