Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Đăng ký khai sinh cho con sau khi ly hôn

Luật sư cho tôi hỏi việc đăng ký khai sinh cho con khi đã ly hôn như sau: Tôi đã ly hôn với chồng, do thời điểm ly hôn tôi đang mang thai và chưa sinh con, nên tòa án không giải quyết vấn đề nuôi con và cấp dưỡng. Nay tôi đã sinh con, vậy tôi có dùng hôn thú cũ để đăng ký khai sinh cho trẻ để con có họ tên cha được không? Tôi có quyền thỏa thuận với chồng cũ về việc cấp dưỡng hoặc nhờ tòa án giải quyết được không? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề đăng ký khai sinh cho con:

Căn cứ tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: “con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng”.

Như vậy, theo quy định nêu trên, bạn mang thai trong thời kỳ hôn nhân nên con sẽ được xác định là con chung của hai vợ chồng. Việc bạn muốn người chồng đứng tên khai sinh là cha của đứa trẻ là đúng quy định của pháp luật. Nhưng vì hai bạn đã ly hôn và về mặt pháp lý hai người không còn quan hệ vợ chồng nên bạn không thể sử dụng giấy đăng ký kết hôn cũ để đăng ký khai sinh cho con.

Trường hợp này bạn nên trao đổi trực tiếp với chồng và cả hai bạn cùng tới Ủy ban nhân dân xã /phường nơi cư trú của một trong hai để làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con.  

Trường hợp, nếu chồng bạn không muốn đứng tên trên giấy khai sinh thì bạn có quyền nộp đơn khởi kiện tới Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu nhận cha cho con. Khi bản án của Tòa có hiệu lực pháp luật thì bạn có quyền yêu cầu chồng đi làm thủ tục khai sinh cho đứa bé và đứng tên cha đứa trẻ trên giấy khai sinh.

Thứ hai, về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con:

Theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.” Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. 

Như vậy, bạn có thể thỏa thuận với người chồng về nghĩa cụ cấp dưỡng cho con, nếu không thỏa thuận được bạn có thể làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết.

- Khai sinh cho con khi bố mẹ không đăng ký kết hôn như thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào luật sư, em có một vấn đề mong được giải đáp ạ. Anh A( bố của con em) năm 2007 đã đăng ký kết hôn với chị B và có con chung là cháu C, hiện anh chị ko còn sống với nhau và cháu C ở với chị B đã 6 năm nay rồi tuy nhiên chưa hoàn tất thủ tục ly hôn.

Em và anh A đã tổ chức đám cưới được một năm nhưng ko đăng ký kết hôn được, vậy cho em hỏi giờ làm khai sinh cho con em muốn có tên anh A trong giấy khai sinh thì cần những thủ tục gì ạ. Em xin chân thành cám ơn!

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch:

Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ

...

3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tạiKhoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

...”.

Theo thông tin anh chị cung cấp, nếu anh chị chưa đăng ký kết hôn thì pháp luật chưa công nhận là vợ chồng. Muốn khai sinh cho con mang tên bố thì phải làm thủ tục nhận cha con. Thủ tục nhận cha con.  Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Đăng ký khai sinh cho con sau khi ly hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo