Triệu Lan Thảo

Con nuôi hư hỏng, bố mẹ có được từ bỏ quyền nuôi con?

Luật sư tư vấn về trường hợp chấm dứt quyền nuôi con nuôi khi con nuôi hư hỏng. Nội dung tư vấn như sau:

Nội dung tư vấn:

Thưa Luật Sư tôi có một vấn đề mà không biết cách giải quyết. Mong LS tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tôi sinh năm 1974. Do vợ chồng tôi không sinh được con nên vào nằm 2002 vợ chồng tôi có xin 1 cháu bé gái bị bỏ rơi ở bệnh viện lúc đó cháu mới được 1 ngày tuổi. Nhưng do tôi có quen với trưởng khoa sản và người đó đã làm giấy sơ sinh cho cháu rồi lấy luôn tên tôi là mẹ của cháu. Gia đình tôi đã chăm sóc cháu rất đầy đủ và yêu thương cháu hết mực. Nhưng cảng lờn cháu lại càng hư đốn không nghe lời cha mẹ cũng như thầy cô giáo. Thậm chí vài lần cháu đã từng đánh lại tôi, Hiện tại cháu đang bỏ nhà đi vài tháng nay và xăm trổ đầy người. Gia đình tôi đã nhiều lần khuyên bảo nhưng cháu không nghe và thường xuyên đe dọa tôi. ( Năm nay cháu gần 16 tuổi). Vì thế tôi xin hỏi LS là tôi có được từ bỏ đứa con này không liên quan gì đến mặt luật pháp hay không ạ? Tôi chờ câu trả lời của LS từng ngày từng phút. Cảm ơn LS.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Theo quy định tại Điều 25, Luật Nuôi con nuôi 2010:

 

“Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

 

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

 

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

 

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

 

4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.”

 

Theo những thông tin bạn cung cấp, người con nuôi tuy có các hành vi hư hỏng, phá phách và bỏ nhà đi. Tuy nhiên, các hành vi của cháu chưa bị kết án về các tội danh quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật này. Cho nên, hiên nay, gia đình không có đủ điều kiện để thực hiện việc chấm dứt quyền nuôi con nuôi. Do đó, việc từ bỏ quyền nuôi con nuôi trong trường hợp này là trái pháp luật.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
CV tư vấn: Thùy Lan - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo