Nông Bá Khu

Quyền nuôi con 24 tháng tuổi khi ly hôn?

Hỏi: Chào luật sư, cho tôi hỏi thắc mắc về quyền nuôi con 24 tháng tuổi khi ly hôn như sau: Hiện nay tôi và vợ không thể sống và tôi muốn ly hôn nhưng con tôi mới đủ 24 tháng. Theo được biết thì dưới 36 tháng tòa sẽ xử con ở cùng vợ. Tôi công việc hiện làm công ty ở nhà và ngành nghề là xây dựng. Vợ tôi công việc không có, chưa có lương và làm cách nhà khoảng 60km

Do vợ tôi không có điều kiện về kinh tế là thứ nhất , thứ 2 là đang đi học chưa có tiền, sống thiếu trách nhiệm với con khi đã bỏ công việc ở gần nhà rồi đi xa để học thời gian đi từ 5h sáng đến 8h30 tối mới về tời nhà . Mọi việc chăm sóc con thường ngày do mẹ ruột tôi, bố tôi và tôi chăm sóc con. Vợ tôi đỉ học cả tuần không có ngày nghỉ nào trong tuần để chăm sóc con như nghĩa vụ của người mẹ khi con còn nhỏ. Thời gian hợp đồng học và làm việc trong 3 năm, có ý không muốn về gần nhà để làm chăm sóc con.

Vậy tôi muốn hỏi với vấn đề của vợ tôi như vậy ra tòa tôi có được quyền nuôi con khi người mẹ không có điều kiện thường xuyên chăm sóc con như tôi không?  Rất mong quý công ty tư vẫn giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn: Con 24 tháng tuổi khi ly hôn ai được quyền nuôi?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty Luật Minh Gia, về thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Thứ nhất: Về quyền nuôi con

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình về Quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn như sau:

Xem trích dẫn quy định về quyền nuôi con"

Như vậy, theo như thông thường quyền nuôi con sẽ thuộc về vợ bạn vì con bạn mới 24 tháng tuổi.

Thứ hai: Về việc người cha muốn nuôi con 24 tháng tuổi phải làm gì?

Theo như những gì bạn trình bày ở trên thì vợ bạn không đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc cho con của bạn vì điều kiện về kinh tế chưa có, hơn nữa lại đi học ở xa nhà, không có thời gian chăm sóc cho con. Luật Hôn nhân và gia đình quy định rằng:

"... Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ nuôi dưỡng, tuy nhiên trừ trường hợp là người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Do đó, nếu như bạn có thể chứng minh được rằng vợ bạn không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì bạn vẫn có thể có quyền nhận nuôi con. Cũng nói thêm rằng yếu tố về điều kiện kinh tế chỉ là một phần và không có tầm chi phối lớn đến việc vợ bạn không được nuôi con do vợ bạn chưa có việc, chưa có lương vì nếu như quyền nuôi con thuộc về vợ bạn thì bạn với tư cách là người cha bạn cũng sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của bạn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Như vậy, bạn sẽ phải có chứng cứ chứng minh rằng vợ bạn không có đủ những điều kiện này để giành được quyền nuôi con.

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự, quy định:

"Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự."

Như vậy, để được quyền nuôi con dưới 3 tuổi bạn (người cha) cần thu thập được chứng cứ để chứng minh trước tòa rằng vợ bạn không có đủ điều kiện nuôi dưỡng con bằng cách như ghi âm, hay chụp ảnh hay bất kì giấy tờ văn bản thể hiện rằng vợ bạn học xa nhà trong khoảng thời gian dài, không có thời gian gần gũi, chăm sóc cho con, cũng không có ý muốn chuyển về gần nhà để thuận tiện cho việc chăm con,…Đó sẽ là cơ sở để bạn có lợi thế trong việc giành quyền nuôi con trước Tòa.

---

Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn thế nào?

Câu hỏi:

Tôi và vợ tôi kết hôn năm 20xx, mới chung sống được 1 thời gian ngắn nhưng vì điều kiện mỗi người làm việc xa nhau nên đã xảy ra nhiều mâu thuẫn không thể hàn gắn và quyết định ly hôn. Giữa chúng tôi có 1 con gái nay được 16 tháng tuổi. Giờ ly hôn vợ tôi đòi dành quyền nuôi con nhưng tôi không muốn.Về điều kiện gia đình thì phía gia đình tôi có điều kiện hơn bên ngoại.

Tôi ở Trung tâm Thành phố cũng có điều kiện hơn là vợ đang thuê trọ ở tỉnh mới nơi làm việc. Thu nhập của tôi cũng khá hơn của vợ, bên cạnh đó giờ hiện tại lương vợ lại phải trả nợ ngân hàng cho gia đình bên vợ vay nên  rất khó khăn.

Với những điều kiện như trên thì không biết tôi có thể dành được quyền nuôi con gái sau khi ly hôn có được không? Kính mong luật sư tư vấn cho tôi. Mà để có thêm lợi thế về mình khi giành quyền nuôi con thì tôi có cần chứng minh thêm điều gì để có lợi cho tôi không ? Rất mong câu trả lời của luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, yêu cầu của bạn tôi xin được tư vấn như sau:

Về quyền trông nom, chăm sóc con sau khi ly hôn

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tại Điều 81 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì:

Xem trích dẫn quy định"

Như vậy, theo quy định khi nộp đơn xin ly hôn và thực hiện thủ tục ly hôn pháp luật đã giành quyền ưu tiên nuôi con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ. Tuy nhiên, cha mẹ có thể thỏa thuận về việc ai là người nuôi con hoặc trong trường hợp người mẹ không đủ các điều kiện trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con thì bạn có thể giành được quyền nuôi con.

Về chứng minh điều kiện để giành quyền nuôi con

Các điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cụ thể như sau:

- Về vật chất bao gồm: điều kiện kinh tế, gia sản, thu nhập, tài sản, chỗ ở của người mẹ, điều kiện học tập...không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng con.

- Về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, giao dục, dạy dỗ con,  thời gian vui chơi với con, trình độ học vấn, nhân cách đạo đức... của người mẹ.

Trong trường hợp của bạn, con của bạn đang được 16 tháng theo quy định  vợ bạn sẽ được quyền nuôi con. Nhưng bạn có thể thỏa thuận với vợ  về việc mình sẽ nuôi con.  Hoặc bạn sẽ giành được quyền nuôi con nếu như bạn có thể chứng minh được rằng vợ bạn không có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con về cả vật chất và tinh thần như đã nêu ở trên. Ngoài ra bạn cũng cần phải chứng minh mình có đầy đủ  hai  điều kiện trên thì mới có thể giành được quyền nuôi con.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo