Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Có nên tách sổ hộ khẩu khi ly hôn?

Luật sư tư vấn trường hợp muốn tách khẩu về nhà mẹ đẻ nhưng sợ làm trở ngại tới ly hôn và các vấn đề khác liên quan, có nên tách khẩu hay không? quy định pháp luật thế nào. Nội dung cụ thể như sau:

1. Tách sổ hộ khẩu khi ly hôn quy định thế nào?

Câu hỏi: Tôi có vấn đề này xin nhờ chuyên mục tư vấn giúp: Chị tôi đang trong quá trình ly hôn nhưng nhà chồng muốn chị tôi chuyển khẩu về nhà mẹ đẻ. Chị tôi cũng muốn chuyển khẩu về nhà mẹ đẻ nhưng sợ điều đó làm trở ngại tới thủ tục ly hôn. Vậy tôi nhờ chuyên mục tư vấn giúp, trường hợp của chị gái tôi có nên chuyển khẩu trong lúc này không? Tôi xin chân thành cám ơn!

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến công ty Luật Minh Gia. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Luật cư trú năm có quy định về tách sổ hộ khẩu là:

"1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do".

Theo quy định này thì chỉ cần có nhu cầu tách sổ hộ khẩu và đáp ứng điều kiện là người có năng lực hành vi dân sự, được sự đồng ý của chủ hộ là chị gái bạn có thể tiến hành thủ tục tách sổ hộ khẩu nhà chồng.

Còn về việc giải quyết ly hôn được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình. Cụ thể, Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn như sau:

“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì việc tách sổ hộ khẩu hay không đều không cản trở gì đến vấn đề ly hôn của chị bạn.

>> Tư vấn thủ tục tách nhập khẩu theo quy định, gọi: 1900.6169

2. Tách sổ hộ khẩu sau khi ly hôn và trách nhiệm của người đứng tên trên hợp đồng vay tài sản quy định thế nào?

Câu hỏi: 1.Tôi và Vợ cũ ly hôn được 1 năm, nhưng sau khi ly hôn Vợ Tôi không chịu tách nhân khẩu ra khỏi sổ hộ khẩu do Tôi làm chủ hộ (Sau khi ly hôn, Vợ Tôi đã chuyển ra ngoài không ở tại nhà của Tôi nữa). Thưa luật sư Tôi phải làm thế nào để tự tôi có thể tách khẩu của Vợ cũ ra khỏi sổ hộ khẩu của gia đình Tôi?

2. Sau khi ly hôn được 4 tháng Vợ cũ của Tôi cần tiền làm ăn có nhờ Tôi đứng tên vay tiền tín dụng ngân hàng qua hình thức lương tháng của Tôi. Hợp đồng đứng tên vay là tên của Tôi. Thời hạn vay 5 năm, trả theo tháng cả gốc và lãi. Khi đi đến ngân hàng làm thủ tục cả Tôi và vợ cũ cùng đi. Tôi ký hợp đồng vay và đưa tiền cho Vợ cũ Tôi ngay tại ngân hàng (giữa Tôi và vợ cũ không hề có giấy tờ vay nợ mà chỉ thể hiện qua các tin nhắn qua lại với nhau: vợ cũ năn nỉ Tôi giúp đỡ, sau khi đưa tiền cho Vợ cũ thời gian sau có các nội dung tin nhắn qua điện thoại Vợ cũ tôi có thể hiện nội dung nhờ Tôi vay tiền và sẽ có trách nhiệm trả tiền ngân hàng hàng tháng). Hiện tại vì một số lý do Tôi xin luật sư giải đáp:- Trường hợp 1: nếu vợ cũ Tôi không trả tiền ngân hàng nữa , Tôi có cách nào để Cô ấy phải trả số tiền đó không.- Trường hợp 2: Hiện tại nếu Tôi yêu cầu Cô ấy trả lại số tiền vay ngân hàng trước thời hạn( vì 1 số lý do Tôi không muốn liên quan đến Cô ấy nữa) liệu trên cơ sở về lý có được không?

Trả lời: Cảm ơn bạn tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất về việc tách sổ hổ khẩu của vợ sau khi ly hôn.

Quyền tách hộ khẩu là quyền nhân thân của mỗi cá nhân, không ai có quyền tự chấm dứt hộ khẩu khi chưa nhận được sự đồng ý của cá nhân đó. Khi làm thủ tục tách khẩu cần có sự đồng ý của cả chủ hộ khi thay đổi hộ khẩu thường trú. Bản án của tòa chỉ tuyên chỉ đề cập đến việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, không đề cập đến vấn đề cư trú sau ly hôn. Do đó, vợ cũ của bạn phải tự mình đi thực hiện thủ tục tách sổ hổ khẩu, bạn không có quyền tự ý đi tách khẩu nếu không được sự đồng ý của vợ.

Trong trường hợp bạn là chủ hộ, bạn cần thương lượng với người vợ cũ của bạn về việc thay đổi hộ khẩu thường trú. Nếu như người vợ cũ đồng ý thì việc đồng ý tách khẩu phải lập thành văn bản. Trong trường hợp người vợ cũ không đồng ý, anh chị cần yêu cầu UBND xã/phường tại Sóc Sơn hòa giải về việc này bởi lẽ hiện tại luật không có quy định cho phép chủ hộ tự ý tách hộ khẩu của những người có tên trong sổ hộ khẩu gia đình.

Theo Điều 27 luật cư trú năm 2006 sửa đổi năm 2013 quy định về tách sổ hộ khẩu như sau:

“1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Thứ hai về trách nhiệm đối với hợp đồng vay tài sản 

Theo thông tin bạn cung cấp, vợ cũ nhờ bạn đứng tên trên hợp đồng vay tiền tín dụng ngân hàng. Bạn và vợ cũ đã hoàn tất thủ tục ly hôn, hai bên không có quan hệ vợ chồng do đó, ngân hàng sẽ căn cứ trực tiếp vào hợp đồng vay tài sản yêu cầu bạn trả lại số tiền vay theo đúng hợp đồng. 

Bạn phải thực hiện trả tiền lãi, nợ gốc theo đúng hợp đồng vay, trả tiền vay khi đến hạn. Nếu bạn muốn trả tiền vay trước hạn thì phải được sự đồng ý của ngân hàng.

Bạn có quyền yêu cầu vợ cũ trả lại số tiền vay theo đúng thỏa thuận ban đầu của hai bên. Trường hợp bạn muốn vợ cũ trả lại số tiền vay trước hạn cho bạn thì bạn có quyền thỏa thuận với vợ cũ, nêu vợ cũ không đồng ý thì bạn phải đợi đến hạn của thỏa thuận ban đầu giữa hai bên để yêu cầu trả lại tiền vay. Trường hợp đến hạn mà vợ bạn không thực hiện trả lại số tiền vay cho bạn thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nơi vợ cũ cư trú để yêu cầu giải quyết. Kèm theo đơn khởi kiện bạn cung cấp chứng cứ về việc vợ cũ nhờ bạn đứng tên trên hợp đồng vay tín dụng, thỏa thuận giữa hai bên về việc trả lại tiền và thời hạn trả tiền. Bạn có thể thông qua hợp đồng, người làm chứng, đoạn tin nhắn, video, cuộc hội thoại về việc vợ bạn nhờ và thỏa thuận trả lại số tiền vay. 

---

3. Tách hộ khẩu của vợ/chồng sau khi ly hôn quy định thế nào?

Câu hỏi: Kính gửi các anh chị! Tôi cùng chồng đã ly hôn nhưng gia đình chồng không cho tôi mượn hộ khẩu để chuyển khẩu tôi đã đề nghị ra cán bộ xã rồi gửi văn bản làm việc của xã lên huyện, nhưng cán bộ huyện không giải quyết cho tôi. mà trả lời tôi là gia đình chủ hộ không hợp tác, và cho tôi xem văn bản nói rằng ko chuyển cho bất kỳ thành phần nào không có hộ khẩu. Vì khi chuyển mà không cắt được sẽ bị hai tên ở trong hai hộ khẩu mới và cũ. Trong khi công an không nhiệt tình vào cuộc để triệu tập. Cũng không có hình thức răn đe gì cả. Rồi tôi nói nếu các anh ko giải quyết được thì chuyển hồ sơ cho tôi sang cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc này cho tôi thì anh chuyển cho em. Họ nói chúng tôi không có quyền chuyển mà cũng không có quyền giải quyết cho chị. Nếu chị muốn thì tự làm đơn đề nghị sang bên tòa án hay hình sự gì đó tùy chị. Còn chúng tôi phòng tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú chỉ làm được một số việc thôi. Vậy nên tôi nhờ luật sư giúp tôi phảì chuyển hồ sơ đi bộ phận nào có thể giải quyết được cho tôi hay vẫn để đó ạ. 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh gia chúng tôi, vấn đề bạn đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:

Luật cư trú năm quy định như sau:

"Điều 28. Giấy chuyển hộ khẩu

1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.

2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:

a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:

a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

...

Điều 29. Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu

...

4. Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới."

Do thông tin cung cấp không cụ thể nên bạn có thể tham khảo để áp dụng một trong các trường hợp trên (có cần phải cấp giấy chuyển hộ khẩu hay không). Tuy nhiên, cả hai trường hợp khi làm thủ tục thì đều phải có sổ hộ khẩu gốc nơi bạn đang có tên.

Việc chồng bạn không cung cấp thì bạn có quyền đề nghị cơ quan Công an quản lý cư trú xem xét giải quyết và có thể xử lý hành vi này theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP:

"Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

...

c) Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền."

Trên đây là nội dung tư vấn về: Có nên tách sổ hộ khẩu khi ly hôn? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo