Luật sư Trần Khánh Thương

Chồng ngoại tình và yêu cầu vợ viết đơn ly hôn

Chào Luật Sư! Tôi có 1 số vấn đề liên quan đến luật hôn nhân mong LS tư vấn giúp! Tôi lấy chồng 12 năm rồi và có 2 đứa con! Đứa lớn 11t, đứa bé 7t. Cs của gd tôi cũng giống bao gia đình khác! Có vui có buồn. Nhưng đến hôm nay đây tôi phát hiện chồng mình ngoại tình!

Và ngay từ lúc đầu tôi đã khuyên a từ bỏ quay về với gd nhưng a ko nghe mà ngày càng trắng trợn công khai trước bạn bè của cả hai! Nhưng khi gd hỏi thì a phủ nhận nói ko quen ai chỉ do tôi ghen bậy bạ! Nhưng riêng tôi thì a lại thừa nhận! Và bắt tôi ly hôn! Tôi ko chịu thì a lên cty tôi quậy phá và ko để tôi yên! Mặc dù rất hận nhưng tôi luôn muốn giữ gd cho 2 con của mình! Nên cứ lần lựa mãi ko biết nên làm sao! Vậy LS cho tôi hỏi! Chồng tôi có thể đơn phương ly hôn trong khi người phản bội chính là a ấy! Và nếu a nộp đơn ly hôn vậy tôi có thể nộp đơn kiện lại a ta dc ko? Nhưng tôi chỉ có 1 ít chứng cứ như tn xác nhận a có quen với người khác và 1 số hình ảnh hai người thường đi chung với nhau và cũng đi chung với cả đám bạn! Và có lần e trai tôi bắt gặp a ta chở bồ ngoài đường! Vậy những cái đó có dc gọi là chứng cứ ko thưa LS? 2 đứa con thì lâu lâu a ta kêu lại hỏi vài ba câu rồi cho mấy đồng ăn bánh chứ hoàn toàn ko chăm sóc dạy dỗ 1 ngày nào cả! Con bệnh đưa đi khám mà gọi a ta nói đang nhậu ko về kịp kêu tôi đưa đi 1 mình! Tất cả những gì a ta làm với con tôi, tôi cảm thấy a ta ko có tư cách 1 người cha! Nên nếu như ly hôn, tôi có thể nêu 1 số lý do đó để hạn chế việc gặp con của a ta có dc ko thưa LS? Mong LS giải đáp giúp tôi ạ! Chân thành cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn.  Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về quyền yêu cầu ly hôn, bạn tham khảo bài viết sau:

Tư vấn về quyền đơn phương ly hôn và quyền nuôi con khi ly hôn

Thứ hai, về việc hạn chế quyền nuôi con sau khi ly hôn

Căn cứ theo Điều 82 luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Theo đó, bạn không được cản trở, hạn chế việc chồng cũ của bạn tới thăm nom con. Tuy nhiên, trong trường hợp chồng bạn lạm dụng việc thăm nom để cản trở, gây ảnh hưởng xấu tới việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chồng cũ. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến luật sư tư vấn trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo