Nông Bá Khu

Đơn phương ly hôn khi chồng ở nước ngoài được không?

Thân ái chào luật sư. Em có vấn đề về việc người vợ muốn đơn phương ly hôn khi chồng đang xuất khẩu lao động ở nước ngoài muốn hỏi luật sư nhờ luật sư trao đổi giùm em. Em có 1 người anh trai. Lấy vợ dược 6 năm và có 1 bé gái 4 tuổi. Và anh đang đi xuất khẩu lao động. Đợt vừa rồi anh mới hết hạn 3 năm về thăm nhà được 2 tháng rồi đi tiếp. Không biết vì lý do gì sau 1 tháng bên nhà vợ kéo nhau xuống nhà em đòi đưa chau và con gái về. Sau 2 ngày chị dâu ra xã xin đơn ly di.

Rồi sau đó nạp đơn xuống huyên Và sau mấy ngày đưa con theo anh trai của chị dâu vào Đồng Nai sinh sống Trong trường hợp người chồng đi làm xa. Không muốn ly di . Nhưng người vợ thường xuyên nhắn tin xúc phạm chồng. Lăng mạ chồng. "Đồ đàn bà. Đồ hèn. Đồ vô học...  và rất nhiều điều " nhằm mục đích cho chồng ký vào đơn ly dị. Thì phải làm như thế nào ah. Anh không muốn con cái khổ. Và muôn nuôi con. Vì trước giờ bé đã sống bên ông bà nội . Ông bà có đủ điều kiện để lo cho chau. Giờ em phải làm sao để giúp anh trai em đây luật sư? Rất mong nhận được sự phản hồi của luật sư ạ.

Trả lời:

Chào bạn!cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia chúng tôi,về vấn đề của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn”.

Tức là muốn ly hôn thì vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc ly hôn và yêu yêu tòa án công nhận( thuận tình ly hôn), hoặc một bên vợ hoặc chồng có thể làm đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên  nếu đối phương ( vợ hoặc chồng) không đồng ý kí vào đơn. Do đó, việc chị dâu bạn xin ly hôn là đúng pháp luật.

Thứ hai về việc cản trở, vi phạm quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con

Tuy nhiên việc chị dâu bạn tự ý mang con đi nơi khác sinh sống, cản trở việc chăm sóc nuôi dưỡng con của chồng là vi phạm pháp luật. Cụ thể, theo quy định về quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con như sau:

"Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ."

>> Tư vấn quy định về ly hôn đơn phương, gọi: 1900.6169

Thứ 3 về vấn đề quyền nuôi con

Đối với vấn đề này chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự, do vậy để tìm hiểu rõ hơn bạn có thể tham  khảo nội dung theo bài viết dưới đây:

>> Tư vấn về quyền nuôi con khi ly hôn

Thứ tư Về vấn đề liên quan đến hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Vợ anh trai bạn có những lời lẽ xúc phạm danh dự nhân phẩm của anh trai bạn, hiện nay pháp luật đã quy định các biện pháp xử lý hành chính nếu có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình. Cụ thể theo Điều 52 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định: 

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.”

Trên đây là nội dung tư vấn về: Chồng đi xuất khẩu lao động, vợ đơn phương ly hôn và quyền nuôi con. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ: 1900.6169 để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo