Trần Phương Hà

Chia tài sản và xác định quyền nuôi con đối với trường hợp sống chung với nhau như vợ chồng

Xin luật sư tư vấn cho tôi về hôn nhân gia đình. Tôi và chồng tôi đã lấy nhau chúng tôi không có đăng kí kết hôn nhưng chồng tôi đã nhập hộ khẩu của tôi vào sổ hộ khẩu của gia đình chồng tôi rồi chúng tôi cũng đã có với nhau một đứa con giờ cháu đã được 6 tuổi rồi. Giờ chồng của tôi ra ngoài đã có người đàn bà khác và thường xuyên về đánh đập tôi

Anh ta đánh đập tôi tôi không chịu nổi nữa nên tôi đã ra đi thuê phòng trọ ở mà anh ta cũng không tha cho tôi tìm đến chỗ tôi ở và đánh đập tôi 1 lần 2 lần rồi 3 lần và đe dọa tôi nếu tôi không về nhà anh ta sẽ tìm đến và đánh đập tôi không để cho tôi yên giờ tôi rất sợ và tin thành bị hoảng loạn. Tôi muốn viết đơn kêu cứu chính quyền để được can thiệp cho tôi mà tôi không biết viết như thế nào. Xin luật sư chỉ bảo cho tôi và cho tôi cái mẫu để tôi viết báo với chính quyền để được can thiệp cho tôi và cho tôi hỏi nếu tôi và chồng tôi chia tay tôi có được quyền nuôi con và được chia tài sản hay không. Xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Theo thông tin bạn đã cung cấp, bạn và chồng bạn sống chung với nhau, có một con 6 tuổi. Tuy nhiên, bạn và chồng bạn chưa thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn. Như vậy, pháp luật không công nhận quan hệ giữa hai bạn là quan hệ vợ chồng.

 

Thứ nhất, chồng bạn có hành vi: đánh đập bạn nhiều lần. Đây là một hành vi bạo lực gia đình.

 

Tại Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 có quy định:

 

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

 

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
…..

2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

 

Để bảo vệ quyền lợi cho mình, bạn có quyền :

 

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

 

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

 

Để nhờ chính quyền can thiệp, bạn cần viết đơn (không có mẫu) gửi tới cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.

 

Thứ hai, vì bạn và chồng bạn không được pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng. Vì vậy:

 

Về tài sản: sẽ được giải quyết theo thỏa thuận của các bên. Nếu không thỏa thuận được sẽ được Tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

 

Về quyền, nghĩa vụ với con cái: vợ chồng bạn tiến hành thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Trường hợp này con bạn 6 tuổi do đó việc ai trực tiếp nuôi con sẽ không cần căn cứ vào nguyện vọng của con.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo