Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chia tài sản khi ly hôn đơn phương như thế nào?

Xin chào luật sư! Xin luật sư tư vấn cho tôi về việc chia tài sản khi vợ chồng ly hôn đơn phương như sau: Tôi với chồng sống với nhau đã được 32 năm. Nay do chồng toi ngoại tình, muốn ly hôn tôi nên ông đã viết đơn ra toà để ly hôn. Chúng toi cùng sống trên mảnh đất của ông bà để lại mang tên 2 vợ chồng tôi.

Lúc ông bà mất đi ko để lại đi chúc. Do đó khi làm bìa đất chúng toi đã được chị chồng ký vào tờ đồng ý cho 2 vợ chồng cùng đứng trên trong sổ đỏ từ năm 2011. Trong bìa đất không quy định phần đất hương hỏa. Tất cả các tài sản trên đất là do vợ chồng tôi xây dựng nên Nay ông viết đơn ly hôn thì số tài sản trên theo luật sẽ được chia như thế nào? Xin luật sư tư vấn giúp. Tôi chân thành cảm ơn.

1. Tư vấn: Vợ chồng ly hôn đơn phương tài sản phân chia thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Về nghuyên tắc giải quyết tài sản vợ chồng khi ly hôn

Tại Luật hôn nhân và gia đình năm quy định về Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

"Xem trích dẫn quy định"

- Về phân chia quyền sử dụng đất khi ly hôn

Theo quy định về thừa kế thì người chồng đã có một phần thừa kế sau khi bố mẹ mất và không có di chúc. Còn những phần thừa kế của những đồng thừa kế tặng cho hai vợ chồng. Do vậy, đối với mảnh đất TAND sẽ xác định phần hai vợ chồng được tặng cho chung( được thể hiện trên các văn bản khai nhận thừa kế, hợp đồng tặng cho để sang tên cho 2 vợ chồng) để tiến hành chia theo nguyên tắc trên để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên.

Về các tài sản trên đất do hai vợ chồng tạo dựng nên TAND sẽ chia đôi, ngoài ra có tính tới công sức đóng góp của các bên, hoặc yếu tố lỗi ( ngoại tình, bạo lực gia đình, phá tán tài sản) để xem xét phần chia.

---

2. Phân chia tài sản chung của vợ chồng khi đơn phương ly hôn như thế nào?

Câu hỏi:

Chào luật sư! Em kết hôn vào tháng 3/20xx (âl) nhưng đến tháng 10/20xx (âl) vợ chồng em xảy ra mâu thuẫn nên em dọn về nhà cha mẹ sống. Đến tháng 6/20xx em làm đơn xin đơn phương ly hôn,trong đơn em nêu không có tài sản chung,con chung cũng như nợ chung mà chỉ có số vàng cưới (6chỉ) lúc làm lễ chồng cho em,nhưng đến lúc 29/6/20xx tòa hòa giải nhưng không thành.

Trả lời:

Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề này chúng tôi tư vấn như sau:

- Về quy định đối với tài sản chung vợ chồng

Căn cứ tại Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

"Xem trích dẫn quy định về tài sản chung vợ chồng"

- Về tài sản riêng vợ chồng

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

 "Xem trích dẫn về tài sản riêng"

Nghị quyết 01/NQ-HĐTP năm 1988 hướng dẫn, theo đó nữ trang ngày cưới được pháp luật quy định như sau:

“Đồ trang sức mà người vợ hoặc người chồng được cha mẹ vợ hoặc chồng tặng, cho riêng trong ngày cưới là tài sản riêng. Nhưng nếu những thứ đó được cho chung cả hai người với tính chất là tạo dựng cho vợ chồng một số vốn thì coi là tài sản chung. Khi chia tài sản chung, những trang sức có giá trị không lớn so với tài sản chung thì chia cho người đang sử dụng”.

Hiện nay, việc xác định tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng đối với nữ trang ngày cưới được điều chỉnh tại Nghị quyết 01/NĐ - HĐTP. Mặc dù Nghị quyết 01/NQ - HĐTP đã bị thay thế, nhưng nội dung hướng dẫn về chia tài sản của vợ chồng đối với nữa trang ngày cưới không trái với quy định về xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng nên có thể áp dụng để giải quyết vụ việc trên.

Theo chị trình bày, trong thời gian tiến hành lễ cưới, chồng có tặng, cho chị nữ trang 6 chỉ vàng. Chiếu theo quy định trên, số vàng mà chồng chị cho lúc làm lễ kết hôn là tài sản riêng của chị.

Trường hợp không chứng minh được số vàng hôm cưới chồng tặng, cho thì đây là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, chị đã bán số vàng đó để đáp trang trải cuộc sống và tiếp tục trị bệnh. Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định:

"1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình".

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích nhu cầu thiết yếu tại điều 3 khoản 20: “Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình”.

Như vậy, dù tài sản đó là tài sản chung nhưng nếu có căn cứ chứng minh chị sử dụng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của bản thân (ăn, uống, thuốc thang để chữa bệnh) thì coi như cũng có sự đồng ý của bên kia. Chị cần cung cấp chứng cứ chứng minh các khoản chi tiêu cụ thể để làm bằng chứng cho việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của bản thân, cũng như tình trạng thu nhập hàng tháng lúc bấy giờ.

Ngược lại, nếu chị không cung cấp chứng cứ chứng minh các khoản chi đáp ứng nhu cầu thiết yếu; không chứng minh được 6 chỉ vàng là nữ trang chồng tặng cho khi tổ chức đám cưới thì số vàng trên được chia theo nguyên tắc mỗi người một nửa.

Trân trọng

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo