Nguyễn Ngọc Ánh

Hôn nhân tan vỡ quyền tài sản thế nào?

Xin chào anh/chị. Tôi muốn được tư vấn trong trường hợp về phân chia tài sản vợ chông khi hôn nhân đổ vỡ sau: Trước khi chúng tôi kết hôn, gia đình chồng tôi muốn mua 1 căn hộ cho chúng tôi nhưng còn thiếu tiền nên mẹ chồng tôi có đề nghị tôi góp phần tiền còn thiếu vì " mua nhà đấy là cho 2 đứa ở sau khi cưới". Tôi đồng ý góp.Căn hộ mua theo suất của chú chồng và đứng tên chú chồng tôi.

Sau khi kết hôn, chồng tôi làm tiếp các thủ tục nhận nhà và chúng tôi đến sinh sống từ năm 2004 đến nay, có sửa chữa, xây dựng bổ sung. Chồng tôi cũng đang tiến hành làm các giấy tờ để sang tên căn hộ đó với sự đồng ý của gia đình và chú chồng tôi. - Do mâu thuẫn trầm trọng giữa 2 vợ chồng, tôi có nhu cầu ly hôn với chồng và hiện nay chúng tôi đang ly thân, tôi nuôi 2 con ra ngoài ở. Vậy, cho tôi hỏi: khi đưa đơn ly hôn ra tòa, tôi có thể yêu cầu tòa giải quyết phân chia ngôi nhà như là 1 tài sản chung trong hôn nhân hoặc phân chia theo tỷ lệ tiền đóng góp khi mua nhà/ giá trị nhà hay không?   Rất mong nhận được sự tư vấn, hỗ trợ của luật sư. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của bạn được tư vấn như sau:

1. Quy định về tài sản vợ chồng khi ly hôn

Căn cứ theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng như sau:

"Xem trích dẫn về tài sản chung"

Tại Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân:

"1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này. 

2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước. 

3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật".

Theo quy định của pháp luật, tài sản chung của vợ chồng được hình thành từ các nguồn: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Thu nhập khac trong thời kỳ hôn nhân được liệt kê tại Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ - CP nêu trên.

Khi vợ chồng chấm dứt quan hệ hôn nhân thì theo nguyên tắc tài sản riêng của vợ hoặc chồng vẫn thuộc về người đó; tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính tới công sức đóng góp, lỗi của các bên,...

Vậy, đối với vụ việc trên, nếu có căn cứ xác minh căn nhà trên được hình thành từ một trong những nguồn nêu trên thì được xác định là tài sản chung của vợ chồng, và sẽ chia theo nguyên tắc chia đôi.

2. Chứng cứ chứng minh về quyền tài sản khi ly hôn

Trong quá trình giải quyết thì bạn cần cung cấp các chứng cứ, tài liệu chứng minh yêu cầu của mình là có cơ sở theo quy định tại Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự:

"1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định".

Ngược lại, trường hợp không có căn cứ chứng minh căn nhà trên là tài sản chung của vợ chồng thì bạn vẫn được đảm bảo quyền lợi liên quan tới phần tài sản đã đóng góp hình thành khối tài sản chung nêu trên theo quy định tại Bộ luật dân sự.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp thì bạn cần chủ động thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan tới vụ việc và giao nộp tới TAND có thẩm quyền như: bản tự khai của đương sự; của những người làm chứng; và các chứng cứ khác.

3. Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung

"1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

2. Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán".

Trên đây là nội dung tư vấn về: Chia tài sản khi chấm dứt quan hệ hôn nhân.. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo