Nguyễn Kim Quý

Cha có quyền mang con ra nước ngoài mà không có sự đồng ý của mẹ không?

Chồng tôi là lao động tại Hàn Quốc. Hiện tại anh ấy đã có vợ mới và con riêng bên Hàn Quốc, chồng tôi muốn đem con sang Hàn Quốc sinh sống. Tôi không muốn chồng đem con sang Hàn Quốc và muốn ly hôn với chồng

Nội dung tư vấn: Tôi xin được tư vấn về luật hôn nhân: tôi và chồng kết hôn được 6 năm, chồng tôi lao động tại Hàn Quốc, con trai tôi hiện nay được hơn 4 tuổi. Giờ chồng tôi ngoại tình và có con riêng bên Hàn Quốc, anh ấy hiện tại là lao động bất hợp pháp, vợ mới của a ấy được nhập quốc tịch tại Hàn, a ấy có ý định sau này được bảo lãnh sẽ mang con trai tôi sang đó, cho tôi hỏi việc này xảy ra không? Giờ tôi ly hôn có dễ dàng không và có quyền lợi gì không? Tôi lo sẽ bị anh ấy mang con đi. Mong luật sư tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Chồng bạn là lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc nên việc có được bảo lãnh thông qua người vợ mới tại Hàn Quốc không còn tùy thuộc vào quy định của pháp luật Hàn Quốc về vấn đề bảo lãnh, do vậy, việc chồng bạn bảo lãnh cho con trai bạn sang Hàn Quốc sẽ phụ thuộc vào quy định của pháp luật nước đó có cho phép hay không. Tuy nhiên, việc chồng bạn tự ý đem con qua nước ngoài thì có thể cản trở đến quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con của bạn nên trên thực tế để mang cháu ra nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể yêu cầu phải có sự đồng ý của cả cha và mẹ cháu bé thì cháu mới được xuất cảnh hoặc nhập cảnh.

Về vấn đề ly hôn của bạn, bạn có thể nộp hồ sơ xin yêu cầu ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi chồng bạn cư trú do hiện tại chồng bạn đang ở nước ngoài nên việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trong trường hợp nếu bạn muốn đơn phương xin ly hôn với chồng thì bạn sẽ hải nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi chồng bạn đang cư trú, còn nếu cả bạn và chồng bạn cùng thuận tình ly hôn thì bạn có thể nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi mà bạn hoặc chồng bạn cư trú. Khi ly hôn, bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho vợ chồng bạn về con chung và tài sản chung nếu hai bên không thỏa thuận được về những vấn đề này. Về con chung, vì bạn không nói rõ cháu nhà bạn bao nhiêu tuổi nên nếu trường hợp bạn và chồng bạn không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”

Như vậy, nếu vợ chồng bạn không có sự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ căn cứ dựa vào điều kiện của cả hai bên vợ chồng bạn để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi. Khi xem xét về điều kiện của cả hai bên để quyết định giao con cho một bên nuôi thì Tòa án có thể xem xét những điều kiện của cha mẹ như: chỗ ở ổn định, rõ ràng; thu nhập hàng tháng đủ để nuôi cháu; có thời gian để chăm sóc cho cháu, hành vi nhân thân không ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của cháu,… Trường hợp Tòa án quyết định giao con cho bạn nuôi thì bạn có quyền yêu cầu bố của cháu cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần tùy theo thỏa thuận giữa các bên.

Trường hợp bạn không được quyền trực tiếp nuôi thì bạn vẫn có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho cháu thì chồng bạn mang cháu ra nước ngoài không trái quy định của pháp luật và không cần có sự đồng ý của bạn. Tuy nhiên, vì việc mang cháu ra nước ngoài có thể làm cản trở đến quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của bạn nên việc đem cháu ra nước ngoài vẫn cần có sự đồng ý của bạn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo