Trần Phương Hà

Bố có quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn

Luật sư tư vấn về quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Nội dung tư vấn như sau

Nội dung câu hỏi :Chào Luật Sư, Tôi có vấn đề về ly hôn, mong luật sư dành thời gian xem xét giúp tôi.Tôi sinh năm 1985 và vợ tôi sinh năm 1993. Chúng tôi kết hôn năm 2015 và có 1 bé trai 22 tháng tuổi.Trong quá trình chung sống, vợ tôi dần dần không còn tình cảm. Đỉnh điểm trong 1 lần cãi nhau vào đầu năm (trước tết nguyên đán 2018) cô ấy sử dụng dao để uy hiếp tôi. Tôi khống chế được con dao thì cô ấy dùng gạch, búa tấn công tôi. Xé giấy đăng ký kết hôn lúc đó.Đồng thời em trai và em gái của cô ấy kéo người lên nhà tôi uy hiếp bạo lực. Trong lúc cầm dao cô ấy ôm con, vì sợ con bị thương nên tôi tìm cách tách cô ấy ra. Cuối cùng cô ấy ôm con về nhà ngoại.10 ngày sau, gia đình cô ấy lên xin lỗi và cô ấy trở về nhà(tuyệt nhiên cô ấy không hề xin lỗi và thái độ từ đó trở nên xấc xượt).

Thời gian sau đó, cô ấy muốn đi làm. Vì gia đình tôi là dân buôn bán thì tôi muốn để cô ấy ở nhà trông con còn tôi đi làm sẽ tiện lợi hơn vì tôi có bằng đại học còn cô ấy chỉ hết cấp 3 nên khó xin hơn. Cô ấy cương quyết không chịu và đã bỏ nhà đi vào ngày 1/3 và để lại con trai cho tôi.Tôi muốn ly hôn và mong được nuôi con. Có vài điểm sau đây mong luật sư tư vấn.Cô ấy đang xin việc nên chưa có việc làm ổn định. Việc cô ấy sắp làm là phục vụ quán nhậu.Gia đình phía cô ấy không có phòng cho con trai tôi ở, thậm chí không có màn chống muỗi (10 ngày cô ấy ôm con về ngoại, con tôi sút 2 kg và xanh xao). Ông ngoại tức bố vợ hiện tại bị lao phổi, đau ốm liên tục nên tôi rất lo ngại nếu cô ấy nuôi con.Tôi sống cùng bố mẹ mình, nhà gần 2 trường học và đầy đủ hơn nên tôi mong được nuôi con để con phát triển tốt.Tôi biết theo luật trẻ em dưới 36 tháng phải theo mẹ nhưng tình hình như trên tôi e không ổn. Rất mong nhận được phản hồi từ luật sư. Cảm ơn rất nhiều!

 

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Việc chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn được xác định theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đinh  2014 

 

"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

 

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

 

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

 

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con"

 

Như vậy, việc xác định người nuôi con trực tiếp sau khi ly hôn sẽ được xác định theo thỏa của mỗi bên để phù hợp với lợi ích của con sau khi ly hôn. Bạn có thể xem xét để thỏa thuận với vợ của mình về việc sẽ chăm sóc nuôi dưỡng con để đảm bảo quyền lợi tổ nhất cho em bé.

 

Trong trường hợp không thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ xem xét giải quyết .Theo đó, nếu bạn muốn giành quyền trực tiếp nuôi dưỡng thì phải chứng minh người mẹ không đủ điều kiện và khả năng để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Phương hà. - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo