Luật sư Trần Khánh Thương

Luật trợ cấp nuôi con sau ly hôn quy định thế nào?

Nhờ luật sư tư vấn giúp về việc trợ cấp nuôi con sau ly hôn không có chứng từ xác nhận như sau: Tôi và vợ cũ chính thức ly hôn từ tháng 5/2015 và có hai con chung. Trước khi ly hôn, vợ có buộc gia đình tôi phải nhường quyền nuôi 2 con và ko được có sự tranh chấp nào trước pháp luật, vì sự an toàn của 2 con, tôi và gia đình đã đồng ý để bà Tr nuôi con và trợ cấp hàng tháng.

Ngoài ra, trước khi nộp đơn ly hôn, vợ cũ tôi đã nhiều lần yêu cầu tôi phải cung cấp tiền và xe với mục đích "làm lại cuộc đời" vì ko thể đáp ứng được hết những đòi hỏi vô lý từ phía vợ cũ, gia đình chúng tôi đã yêu cầu làm bản cam kết, sau khi nhận tiền và xe, vợ cũ tôi đã xé bỏ cam kết, đồng thời, sử dụng mạng xã hội rêu rao gia đình bên nội bỏ con bỏ cháu, và phải ra đi với đôi bàn tay trắng.

Theo thoả thuận ban đầu của toà án, tôi sẽ trợ cấp 4 triệu cho 2 con mỗi tháng, và tiền sẽ được giao vào ngày 10 hàng tháng, đôi lúc vì nhu cầu cá nhân, cô ta yêu cầu phải đưa trợ cấp sớm, vì sợ ảnh hưởng đến việc học của con, tôi và gia đình vẫn đưa tiền theo yêu cầu, ngoài ra, tôi tự nguyện mua thêm sữa cho con, nhưng phải nhờ chị gái đem qua nhà cho 2 con. Vợ cũ tôi nhận tiền rất đúng quy trình, sáng ngày 10 mỗi tháng, nt cho tôi khoảng 7h-7h15 yêu cầu đưa tiền, nhưng tôi ko trloi những tn này, và tầm 10h-10h30 chạy qua nhà gặp mẹ tôi lấy tiền mặt, vì công việc và vì ko muốn gặp mặt, nên tôi thường nhờ mẹ tôi giao tiền tại nhà tôi.

Từ lúc ly hôn đến nay, vợ cũ tôi thường xuyên ngăn cản việc thăm nuôi con của tôi và gia đình tôi, bên cạnh đó, dù biết ba tôi mang bệnh nặng, nhưng thường xuyên có hành vi nhắn tin gọi điện thoại đe doạ ba tôi, làm ông buồn, mất ăn mất ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Chưa dừng lại ở đó, cô ta còn có hành vi xúc phạm, vu khống tôi và gia đình trên mạng xã hội, để bạn bè, người quen, đồng nghiệp có cái nhìn ko đúng đắn. Vì không chấp nhận được những lời đay nghiến của bà Tr, ba mẹ và tôi phải đến trường để thăm con gái tôi vào giờ ra chơi của bé, nhưng gần đây cô ta phát hiện ra vấn đề đó và yêu cầu ông bà ko để tôi thăm con nữa. Những tin nhắn này, tôi còn lưu lại. Tôi có làm đơn lên toà án Quận, khiếu nại về việc thăm nuôi con, ngày toà gọi lần 1, cô ta ko có mặt, nhưng sau đó lại gửi tin nhắn đe doạ tôi.

Vợ cũ còn có hành vi dạy con gái lớn của tôi về những điều ko đúng về tôi. Trước đây tôi có nt cho cô ta, xin phép ko trloi bất kì tn nào về việc đe doạ, chửi bới, chỉ khi nào liên quan đến tình trạng của 2 con, tôi sẽ trả lời. Đến ngày 19/8, bà Tr bắt chuyện với ba tôi, và tn với nội dung ko muốn nhận tiền của ba mẹ tôi, trong khi tiền trợ cấp trước giờ bà Tr đều nhận từ mẹ tôi .Tôi ko nghĩ bà Tr lại dùng những tn 1 chiều để nộp lên toà vì lí do ko trợ cấp. Trước khi nộp đơn lên toà, bà Tr đã gọi cho ba tôi, yêu cầu đưa 1 số tiền, nếu ko sẽ kiện lên toà vì ko trợ cấp, đồng thời gần đây lại đe doạ mẹ tôi: nếu ko đưa đủ tiền theo đơn kiện, bà Tr sẽ lên trực tiếp tổng công ty tôi, yêu cầu phong toả tài sản!?

Hôm nay, tôi được ban thụ lí án Quận  mời lên vì vấn đề ko trợ cấp từ tháng 6 đến nay ( 6 tháng), mọi giao dịch trợ cấp đều bằng tiền mặt thông qua mẹ tôi, ko yêu cầu kí nhận. Bây giờ cô ta vu khống ko nhận được trợ cấp nửa năm nay, và ban thụ lí án yêu cầu tôi phải đưa ra bằng chứng là nửa năm qua có trợ cấp. Xin luật sư tư vấn giúp tôi, tôi phải làm gì trong trường hợp này? Ko lẽ luật pháp lại nghiêng về phụ nữ và buộc tôi phải đưa thêm 1 số tiền như cô ta yêu cầu? 

Trả lời:

Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn. Trường hợp của anh, chúng tôi tư vấn như sau:

Về hành vi cản trở quyền thăm nom, chăm sóc con của người vợ

Trường hợp này chúng tôi đã tư vấn tình huống tương tự anh tham khảo bài tư vấn sau:

>> Hỏi về sau ly hôn người vợ cản trở chồng quyền thăm nom con

Về vấn đề trợ cấp nuôi con hằng tháng

Khi vợ cũ anh khởi kiện về việc anh không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, anh có nghĩa vụ chứng minh rằng mình có chuyển tiền cho vợ cũ để nuôi con hằng tháng. Nếu không có tin nhắn, giấy tờ giao nhận tiền, xác nhận chuyển khoản, ... anh buộc phải tìm những căn cứ khác có giá trị chứng minh đã chuyển tiền cấp dưỡng cho các con.

>> Tư vấn vướng mắc về trợ cấp nuôi con, gọi: 1900.6169

Do đây là tranh chấp dân sự nên Toà án sẽ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp để đưa ra phán quyết chứ không thiên vị cho bên nào. Nếu không đưa ra được chứng cứ chứng minh mà người vợ nhất quyết phủ nhận việc anh có cấp dưỡng thì về mặt pháp lý, anh sẽ buộc phải thực hiện nghĩa vụ này. 

Đồng thời anh cũng lưu ý, khi hai bên gia đình đã không có sự tin tưởng lẫn nhau thì để tránh những tranh chấp phát sinh, khi giao nhận bất cứ khoản tiền nào cũng cần có giấy tờ xác nhận.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo