Hoàng Tuấn Anh

Bán đất nhưng chồng ký giả mạo chữ ký của vợ

Chào luật sư! Năm 2003 gia đình tôi chuyển quyền sử dụng đất cho em trai. Nhưng vợ tôi không đồng ý chuyển nhượng nhưng tôi ký giả mạo chữ ký của vợ để làm thủ tục hợp đồng chuyển nhượng. Và mảnh đất của gia đình tôi mua hoàn toàn tiền do gia đình bên vợ nhưng giấy tờ quyền sử dụng đất chỉ mang tên của tôi là chồng.

Đất đó bây giờ đã có giấy quyền sử dụng đất nhưng vẫn ghép vào trong quyền sử dụng đất cũ của gia đình tôi. Và em trai tôi bây giờ bán đất đó cho người khác nhưng gia đình tôi không đồng ý về diện tích đất ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó. Vậy tôi xin hỏi việc mua bán đất đó tôi ký giả mạo chữ ký của vợ như thế có hợp pháp không? Nếu không hợp pháp tôi có thể lấy lại mảnh đất đó không? Tôi mong luật sư tư vấn giúp cho tôi.

Trả lời: Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc giả mạo chữ ký của vợ để làm thủ tục hợp đồng chuyển nhượng

Theo quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”

Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng anh vì vậy khi anh chuyển quyền sử dụng đất cho em  trai thì phải có sự thỏa thuận bằng văn bản giữa 2 vợ chồng. Nhưng theo  như anh đã nói thì vợ anh không đồng ý việc chuyển nhượng  đó và anh đã giả mạo chữ ký của vợ để làm thủ tục chuyển nhượng, hành vi đó của anh là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật. Hành vi này có thể coi là gian dối, và nếu có mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Thứ hai, về việc lấy lại mảnh đất đó

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.”

Việc anh tự ý thực hiện chuyển quyền sử dụng đất cho em trai mà không có sự đồng ý của vợ anh là một giao dịch vô hiệu. Căn cứ vào Điều 131 Bộ Luật dân sự 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

"1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.”

Theo đó thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa anh và em trai anh ngay từ đầu đã không phát sinh quyền, nghĩa vụ và các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận vì vậy mà em trai anh sẽ phải trả lại cho anh mảnh đất đó.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo