Luật sư Phùng Gái

Áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết ly hôn và chia tài sản chung vợ, chồng?

Cho cháu hỏi mẹ cháu từ năm 20xx có kết hôn với chồng là người Hàn Quốc và sang Hàn sinh sống. Cho đến năm 201x người chồng có bảo lãnh cháu sang ở chung vì làm thủ tục nhận làm con nuôi. Sau một thời gian chung sống bố dượng bảo mẹ đưa mỗi thán để họp lại gửi ngân hàng mua nhà khác ở.

Được 2 năm đến khi bán nhà đang ở để mua nhà khác thì số tiền bán nhà vẫn chưa đủ để mua nhà khác. Tiền gửi tiết kiệm ngân hàng thi bố dượng bảo là k còn nữa. (k nói lí do ). Hiện giờ đã mua nhà mới nhưng vẫn còn thiếu chút ít nên bắt mẹ cháu phải đưa 400 ngàn won mỗi tháng để trả nợ tiền mua nhà còn lại. Giờ ông ấy đòi ly hôn vậy mẹ cháu có được chia tài sản ngôi nhà k. Được bao nhiêu phần trăm ạ  ?. ( me cháu đã có quốc tịch Hàn Quốc. Cháu đã thi đậu phòng vấn nhập quốc tịch rồi nhưng chưa ra giấy chứng minh phải chờ thêm 6 tháng. Nếu ly hôn cháu có bị hủy nhập quốc tịch và đuổi về nước k ạ ) Cháu xin cảm ơn.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau.

Trường hợp của bạn liên quan tới việc áp dụng pháp luật nước ngoài nên mọi vấn đề giải quyết đều phải xem xét tới việc pháp luật nước đó quy định như thế nào.

Trường hợp, mẹ bạn đã kết hôn tại Việt nam và sang Hàn quốc sinh sống. Nếu pháp luật Hàn quy định về việc giấy tờ kết hôn phải được hợp pháp hóa thì mới được công nhận là vợ chồng hợp pháp. Như vậy, nếu ly hôn tại Hàn quốc thì đương nhiên sẽ phải giải quyết theo thủ tục bên đó.

+ Đối với việc chia tài sản sau ly hôn thì cần xem xét tới pháp luật Hàn quốc quy định giải quyết như thế nào. Nếu có tài sản tại Việt Nam thì mẹ bạn cần mang bản án đó về Việt Nam để giải quyết theo quy định luật hôn nhân và gia đình tại Việt Nam. Cụ thể:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

- Thứ hai, Về việc sau khi ly hôn bạn có bị trục xuất về nước hay không? Cần xem xét tới các điều kiện cụ thể bên đó quy định 

+ Trường hợp, pháp luật Hàn chỉ quy định điều kiện về việc có người bảo lãnh thì được định cư thì khi bạn không còn được bố dượng bảo lãnh thì có thể sẽ bị trục xuất về nước.

+ Tuy nhiên, nếu pháp luật Hàn quy định các điều kiện khác ( thời gian sinh sống...) mà bạn đáp ứng được các điều kiện đó thì dù không còn được bảo lãnh thì bạn cũng sẽ không bị trục xuất về nước. Đồng thời, bạn vượt qua kỳ thi tuyển phỏng vấn quốc tịch rồi nên sẽ không thể lấy lý do này để trục xuất bạn được.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo