Nông Bá Khu

Ai là người có quyền nuôi con 5 tuổi và 2 tuổi sau khi ly hôn?

Luật sư cho tôi hỏi về nuôi con sau khi ly hôn như sau: Tôi có hai đứa con trai một đứa 5 tuổi và đứa 2 tuổi. Do vợ chồng không hiểu nhau hay cự cãi nên chồng tôi đã bỏ ra ngoài sống li thân một năm nay, mới đây chồng tôi gửi đơn li dị và tôi được mời nhưng tôi hẹn qua tết giải quyết. cả năm nay tôi một mình nuôi hai con và tôi cũng muốn bắt hai đứa con xin hãy tư vấn giúp tôi có được bắt hai đứa con. Cả hai vợ chồng tôi đều có việc làm ổn định.

1. Con 5 tuổi và 2 tuổi khi ly hôn ai có quyền nuôi?

Trả lời:

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Luật Minh Gia. Trường hợp của chị ,chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

''1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo đó:

Thứ nhất, quyền nuôi con 2 tuổi khi ly hôn

Theo quy định khoản 3, Điều 81, Luật hôn nhân gia đình 2014, thì sau khi nộp đơn xin ly hôn và giải quyết thủ tục ly hôn con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Chồng chị chỉ có thể nuôi đứa con này trong trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc chị không có khả năng để chăm sóc đứa bé.

Thứ hai, về quyền nuôn con 5 tuổi

Để được quyền nuôi cháu này, chị cần có được sự đồng ý theo thỏa thuận của chị và chồng chị. Nếu như hai người không thỏa thuận được thì hai bên phải chứng minh các điều kiện đảm bảo tốt nhất  cuộc sống của con. Hội đồng xét xử sẽ xem xét, dựa trên quyền và lợi ích của con dựa trên các tiêu chí về điều kiện kinh tế, môi trường sống, thời gian làm việc...của hai bên để đưa ra quyết định ai là người được quyền nuôi con.

Chị cần chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc con đó là: các yếu tố tinh thần gồm có thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của mình  và các điều kiện về vật chất bao gồm điều kiện về ăn, ở, sinh hoạt yếu tố đó dựa trên thu nhập trung bình hàng tháng…

---

2. Muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn làm thế nào?

Câu hỏi:

Thưa luật sư, giải đáp giúp tôi quy định về nuôi con khi ly hôn, cụ thể: Tôi kết hôn hơn 2 năm và đã có 1 con gái, cháu được 11 tháng tuổi và bị tim bẩm sinh. Mặc dù cháu bị bệnh nhưng vợ lại chăm sóc cháu rất tắc trách. Suốt ngày bế đi chơi. Mỗi khi và gia đình góp ý thì cô ta đều bỏ ngoài tai và tỏ thái độ khinh thường. Sau mỗi lần như vậy thì cô ta lại đưa cháu về ngoại(cách nhà tôi 40km) mà không thèm nói năng gì cả. Khiến tôi vô cùng ức chế.

Nhưng vì thương con nên tôi nín nhịn. Mỗi lần lên ngoại đón con về lòng tôi đau như cắt. Cháu xanh xao và gầy đi rất nhiều. Tôi muốn ly hôn và xin được quyền nuôi cháu. Cháu hiện tại đang ở bên ngoại nhưng tôi vô cùng lo lắng. Vì tình hình an ninh trật tự tại khu vực rất phức tạp. Ba vợ tôi thì ngày nào cũng say xỉn và chửi bới. Thêm vào đó là cờ bạc, cá độ đá banh, đá gà...và có thời gian ngoại tình gần 10năm. Em vợ dù học lớp 8 nhưng lại nghiện game. Cuối tuần thì thường xuyên tụ tập đánh bài ăn tiền, chửi tục...

Vợ tôi hiện tại không có việc làm. Tôi sống và làm việc ở biên hòa, công việc và thu nhập ổn định (8tr/tháng làm hành chánh nghỉ t7,cn). Tôi hầu như không ăn nhậu, không tham gia bất kỳ hình thức đánh bạc nào. Không lăng nhăng. Gia đình tôi là gia đình cách mạng. Ba tôi thì đã mất. Mẹ năm nay đã ngoài 70. Tôi có 2chị và 1e gái. Tất cả chưa lập gia đình và có công việc ổn định. Chúng tôi sống chung và hầu như không phải bận tâm vấn đề chu cấp cho mẹ. Theo như luật quy định thì con mới 11 tháng tuổi phải theo mẹ. Nhưng trong trường hợp của tôi khi ly hôn tôi có được quyền nuôi cháu không? Quy định cụ thể thế nào. Xin nhờ luật sư giúp đỡ. Tôi xin cảm ơn

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Về điều kiện ly hôn đơn phương

Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Ngoài ra, Luật Hôn nhân và gia đình quy định :

"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:

...3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."

Trường hợp của anh không thể đơn phương ly hôn do vợ anh đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Khi tình cảm vợ chồng không còn, bắt buộc phải đưa ra vấn đề ly hôn, thì anh chỉ có thể thực hiện thủ tục ly hôn khi vợ chồng có thỏa thuận về việc ly hôn, hoặc chờ con anh đủ 12 tháng tuổi. Trong trường hợp sức khỏe con anh đang trong tình trạng rất trầm trọng không thể chờ ly hôn được, anh có thể yêu cầu Tòa giải quyết ngay để bảo vệ sức khỏe của cháu trước khi yêu cầu giải quyết ly hôn.

- Về quyền nuôi con khi ly hôn

Theo Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình quy định như sau:

"Xem trích dẫn quy định tại phần tư vấn (1)''

Như vậy, Khi ly hôn vợ, chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của các bên đối với con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi. Quyết định Tòa án dựa trên nhiều yếu tố, nhưng có thể xét những yếu tố cơ bản sau:

- Yếu tố về vật chất: điều kiện, hoàn cảnh gia đình của bố và mẹ

- Yếu tố tinh thần: đời sống tình cảm, sự quan tâm, thời gian bố mẹ dành cho con

- Nguyện vọng của bé (con bạn quá nhỏ không xét tới yếu tố này)

- Tuổi của bé (dưới 36 tháng tuổi người mẹ sẽ được lợi thế hơn).

Mặc dù con bạn chưa đủ 3 tuổi, người mẹ lợi điểm này nếu giành phần nuôi con. Tuy nhiên, với những chi tiết bạn đề cập rõ ràng ở trên, bạn có thể chứng minh người mẹ không đủ điều kiện để trông con (để con xanh xao và gầy đi khi đưa về nhà ngoại, tình hình tài chính, điều kiện sinh hoạt, môi trường sống bên mẹ không tốt, hành vi của người mẹ không tốt với sự phát triển đứa bé,...) cùng với những ưu thế về mặt vật chất cũng như tinh thần bạn hoàn toàn có thể thuyết phục được Tòa về quyền nuôi con trực tiếp về phía mình.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo