Vũ Thanh Thủy

Vợ làm đơn xin đơn phương ly hôn?

Luật sư cho hỏi: Tôi kết hôn được hơn một năm và có một con trai năm nay cháu được hơn 3 tuổi. Nhưng thời gian gần đây chồng tôi hay đi uống rượu, mỗi lần uống rượu về anh ta dùng những lời nói hết sức thô tục để chửi mắng tôi, rồi sang nhà bố mẹ tôi chửi mắng bố mẹ tôi rồi đe dọa đánh và chém các em tôi...Bây giờ tôi muốn xin ly dị đơn phương...

Vậy tôi muốn đươc luật sư tư vấn và hướng dẫn tôi cách làm đơn và những thủ tục liên quan đến việc ly hôn đơn phương và quyền nuôi dưỡng và chăm sóc con cái sau khi ly hôn.

 

Trả lời: Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia. Trường hợp của chị chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

Khoản 1 điều 51: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn

Khoản 1 điều 56: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Với những thông tin chị cung cấp nếu chị cảm thấy đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài thì chị có thể làm đơn ly hôn gửi đến Tòa án yêu cầu giải quyết.

Thủ tục đơn phương ly hôn như sau:

Hồ sơ gửi đến Tòa án huyện/quận/thành phố thuộc tỉnh gồm:

- Đơn xin ly hôn

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)

- Sổ hộ khẩu, giấy chứng minh thư nhân dân (bản sao)

- Giấy khai sinh của con (bản sao)

- Các giấy tờ, tài liệu về tài sản chung (nếu chị muốn yêu cầu Tòa án phân chia)Về quyền nuôi dưỡng con cái sau ly hôn:

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
 
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
 
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

…”

Vì con của chị đã được hơn 3 tuổi nên hai vợ, chồng có thể thỏa thuận sau ly hôn ai sẽ là người trực tiếp nuôi con.

Nếu hai vợ chồng không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo