Nông Bá Khu

Ông bà có quyền nuôi cháu không?

Câu hỏi: Xin chào Luật sự công ty Luật Minh Gia, nhờ văn phòng tư vấn giúp về việc ông bà nội giành quyền nuôi cháu như sau: Anh trai tôi và bạn gái đã chung sống với nhau được mấy năm nhưng chưa đăng ký kết hôn. Không lâu sau, anh trai tôi qua đời, khi đó cô bạn gái đã mang thai được hai tháng và giờ đã sinh được một bé trai. Cô bạn gái này hiện tại không muốn nuôi con và có ý định cho con nuôi. Bố mẹ tôi muốn nhận cháu về nuôi nhưng cô này không đồng ý.

Vậy xin hỏi Luật sư liệu bố mẹ tôi muốn nhận nuôi cháu mà chị này không đồng ý thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết để giành quyền nuôi cháu được không ? Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

- Về việc chung sống như vợ chồng và không đăng ký kết hôn

Theo quy định tài Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về đăng ký kết hôn như sau:

“1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý ...”

Theo như quy định này thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định, việc kết hôn không được đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý. Như vậy, tuy anh trai bạn và bạn gái chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không có đăng ký kết hôn thì không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. 

- Về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con

Tuy nhiên, nếu việc chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn mà phát sinh quan hệ cha, mẹ ,con thì vẫn sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình về cha, mẹ, con. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: 

“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”

Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

Theo đó, nghĩa vụ của cha ,mẹ với con được quy định tại Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ:

"1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

..."

Như vậy, khi cho cha cháu bé mất thì việc nuôi dưỡng, chăm sóc con không chỉ là quyền của người mẹ mà còn là nghĩa vụ mà pháp luật giao phó. Do đó, người mẹ không được từ chối nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Tuy nhiên, pháp luật cho phép người mẹ có quyền được cho con mình làm con nuôi của người khác. Do đó, nếu người mẹ muốn cho con mình làm con nuôi của người khác thì ông, bà nội hay ai khác không có quyền can thiệp. 

- Về thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con

Tuy nhiên, trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện và khả năng để trực tiếp nuôi dưỡng con thì trước khi người mẹ thực hiện quyền cho con nuôi hoặc cha, mẹ nuôi cũng thuộc trường hợp không đủ điều kiện, khả năng nuôi dưỡng con thì ông, bà nội là những người thân thích của cháu có thể làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con đến Tòa án nhân dân cấp huyện.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2; Khoản 4  và Khoản 5 Điều 84  Luật hôn nhân và gia đình 2014 về thay đổi người trực tiếp nuôi con, theo đó:

Căn cứ theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình thì:

Xem trích dẫn quy định"

Như vậy, ông bà chỉ có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con với tư cách là người giám hộ khi chứng minh được người mẹ không có đủ khả năng, điều kiện trực tiếp nuôi con. 

Tóm lại, ông bà có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết để có thể nhận nuôi cháu trong trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện nuôi con mà muốn cho con nuôi. Theo đó, ông bà khi có yêu cầu thì cần chuẩn bị những giấy tờ chứng minh được việc người mẹ không đủ điều kiện và không có ý định nuôi con nữa. Trên cơ sở đó Tòa án sẽ xem xét và giải quyết.

- Về quyền nuôi dưỡng con của người giám hộ

Khi Tòa án Tuyên người mẹ không đủ điều kiện nuôi con thì lúc đó mới chuyển quyền nuôi về cho ông bà theo quy định về giám hộ trong Bộ Luật dân sự, cụ thể:

"Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nôi, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ."

Như vậy, căn cứ theo những quy định trên thì ông, bà nội có quyền gửi đơn yêu câu Tòa án giải quyết và giành quyền nuôi cháu khi người mẹ không có đủ điều kiện nuôi với tư cách là người giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo