Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chỉ có 1 người đứng tên thì có phải tài sản chung vợ chồng không?

Luật sư tư vấn xác định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng khi ly hôn theo quy định pháp luật. Căn cứ vào đâu để xác định được tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng? Khi ly hôn tài sản sẽ được pháp luật chia như nào? Để tìm hiểu chi tiết về xác định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn dưới đây:

1. Luật sư tư vấn phân chia tài sản khi ly hôn

Sau khi kết hôn, nhiều cặp vợ chồng không xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ chồng. Vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng là rất quan trọng trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến tài sản giữa vợ chồng hoặc giữa vợ chồng với người thứ ba. Khi ly hôn tài sản vợ chồng sẽ được pháp luật giải quyết như nào? Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;

+ Cách xác định tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;

+ Chế độ phân chia tài sản khi vợ chồng ly hôn;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn bạn vui lòng gửi câu hỏi, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây:

2. Phân chia tài sản vợ chồng khi ly hôn

Câu hỏi: Xin chào Luật sư Tôi có câu hỏi về việc chia tài sản chung vợ chồng là quyền sử dụng đất. Nội dung sự việc Như sau. Bạn tôi kết hôn năm 2008 với chị Nguyễn thị A. Sau đó Một năm bạn tôi đi Xuất khẩu lao động ở úc. Hàng tháng vẫn gửi tiền về nhà cho vợ.trong thời gian từ năm 2009.đến năm 2014 tình cảm vợ chồng vẫn bình thường.nhưng đầu năm 2015 thì xẩy ra mâu thuẫn dẫn tới ly hôn.

Khi bạn tôi về để Giải quyết ly hôn và chia tài sản thì xẩy ra Một vấn đề Như sau. Trong thời gian bạn tôi gửi tiền về ở nhà vợ bạn tôi Có mua Một mảnh đất Trị giá 4tỷ đồng và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng Tên Một mình người vợ là chị Nguyễn thị A.và khi giải quyết phân chia tài sản chị Nguyễn thị A không chịu đưa mảnh đất đó vào tài sản chung.và bảo đó là tài sản riêng của chị A.bạn tôi không có quyền đòi chia tài sản đó.

Như vậy Có đúng không? Vì theo tôi được biết mọi tài sản được hình thành sau thời điểm kết hôn đều là của chung giữa hai vợ chồng.nếu Như vậy thì tài sản đó người chồng cũng có quyền được chia phải không? xin Luật sư tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn Luật Sư. 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng…”

Có 2 trường hợp được đặt ra như sau:

Trường hợp 1: Nếu người vợ chứng minh được đã sử dụng tài sản riêng (gồm tài sản hình thành trước thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân do được tặng cho riêng, thừa kế riêng) của mình để nhận chuyển nhượng (mua) diện tích đất này. Thì diện tích đất này sẽ được xác định là tài sản riêng của người vợ, và người chồng sẽ không có quyền đối với tài sản này.

Trường hợp 2: Người vợ sử dụng tài sản chung của vợ chồng để nhận chuyển nhượng thì diện tích đất này là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, hoặc người vợ không thể chứng minh được mình thuộc trường hợp 1 đã phân tích ở trên thì sẽ được xác định là tài sản chung vợ chồng.

Về việc chỉ có người vợ đứng tên trong GCNQSDĐ thì Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung, quy định:

“1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác…”

Như vậy, về nguyên tắc vợ và chồng có nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất, song nếu các bên có thỏa thuận về việc cho 1 người dứng tên trong giấy chứng nhận thì tài sản này vẫn xác định là tài sản chung. Do vậy, tuy chỉ có người vợ đứng tên trong GCNQSDĐ nhưng đây vẫn được xác định là tài sản chung vợ chồng và theo nguyên tắc thì tài sản sẽ được chia đôi.

-----------

Câu hỏi thứ 2 - Chủ hộ không phải người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chào luật sư. Mình muốn hỏi là cha ruột mình đã cho tặng mình nhà và đất đang ở sang cho mình đứng tên vậy nếu trong hộ khẩu vẫn cha mình là chủ hộ thì mình có quyền định đoạt nhà đất hay không ? Tài sản nhà đất bây giờ có phải là tài sản riêng của mình không ? Có cần tách cha minh ra khỏi hộ khẩu ko ? ( cha mình co vợ mới nên bán miếng đất khác và cho tặng  căn nhà nay cho mình đứng tên thờ phụng mẹ, mình sợ cha sau này nghe lời vợ mới đòi nhúng tay vào căn nhà mình đang ở ).

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung 2013): 

"Điều 25. Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có ng­ười từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đ­ược cử một ng­ười trong hộ làm chủ hộ.

Những ng­ười ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu."

Như vậy, chủ hộ là người được gia đình cử để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Chủ hộ có thể là người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng cũng có thể không phải là người đứng tên trên Giấy chứng nhận QSDĐ.

Theo thông tin anh/chị cung cấp thì anh/chị được cha ruột tặng cho nhà và đất, hiện tại quyền sử dụng đất đã mang tên anh/chị. Do đó, anh/chị là chủ sở hữu hợp pháp của quyền sử dụng đất. Vấn đề chủ hộ chỉ có giá trị xác định nơi cư trú của một người, không ảnh hưởng gì đến quyền sử dụng đất của anh/chị. Do đó, hiện tại anh/chị không cần thiết phải tách cha mình ra khỏi sổ hộ khẩu.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo