LS Nguyễn Phương Lan

Xử lý về trường hợp đứng tên hộ cho người khác vay tài sản

Luật sư tư vấn về trường hợp đứng tên hộ cho người khác vay tài sản. Nội dung tư vấn như sau:


Nội dung tư vấn : Luật Minh Gia ơi cho em hỏi là lừa tài sản có giá trị là 20 triệu đồng thì sẽ bị xử lý như thế nào ? Cụ thể như sau:
Chuyện là : Ông Trần Văn X từ lâu sống ở quê vợ , không có chăm sóc cho cha mẹ già . Bà Trần Thị Ngọc Y là con gái nên lo cho cha mẹ già nên bán hết đất đai bên chồng để về phụng dưỡng cha mẹ, và khi về đây lúc mảnh vườn bị cầm cố , bà Trần Thị Ngọc Y đã chuộc lại mảnh vườn cho cha mẹ ... Và gia đình bà Y đã ở đây để chăm sóc cho cha mẹ già .. Còn ông Trần Văn X không lo cho cha mẹ già nhưng đến lúc người cha mất thì ông nói về để lo nhà cửa. Bà Y nghĩ tình anh em nên chấp nhận rời đi chỗ khác cho người anh về nhà cha mẹ ở .. Khi ông về mọi nguồn thu nhập từ mảnh vườn ông đều lấy và không cho người mẹ ( còn lúc trước bà Y thì mọi thu nhập đều đưa người mẹ giữ). Vài tháng sau , ở xã có chính sách cho vay vốn làm ăn nhưng ông X không được thuộc diện vay được , nên ông đã " kêu bà Y đứng ra vay số tiền 20 triệu đồng " vì bà Y nghĩ tình anh em nên đã đứng ra vay và số tiền vay thì ông X giữ trọn vẹn . Khi có tiền thì ông thường hay chửi bà Y, đuổi đi không cho ở đấy , ông nhậu vào là ông chửi , người mẹ già sống không được cũng phải dọn ra ở tiếp với bà Y như trước . ( lúc bà mẹ ở với ông X thì ăn sáng hay thức ăn trong gia đình thì bà Y là người mua hết ). Đến khi đóng tiền lãi cho nhà nước thì ông X không đóng như hẹn ước mà ông để cho bà Y đóng ... Tối hôm ấy ông và vợ đã dọn đồ đi về quê vợ ( nơi ông sống lúc trước ) và đem theo 20triệu đồng đi mà ông không hề đóng lãi . Đến bây giờ ông vẫn không trả 
Vậy xin hỏi luật Minh Gia là ông Liêm có tội không , và bà Huệ phải làm gì để ông Liêm trả lại 20 triệu. Cảm ơn luật sư!
 
Trả lời : Chào anh, cảm ơn anh đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được trả lời yêu cầu tư vấn về trường hợp này như sau :
 
Theo quy định của Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Theo đó, thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hành vi phạm tội đặc trưng là có thủ đoạn gian dối và thủ đoạn này chính là đưa ta những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác có thể như thông qua lời nói, xuất trình giấy tờ, giả danh cán bộ,…Tuy nhiên, trong yêu cầu tư vấn trên thì không nói rõ khi bà Y đứng tên vay tiền cho ông X thì ông X có hành vi và thủ đọan gian dối hay không hay đây chỉ đơn giản là thoả thuận giữa ông X và bà Y; cho nên, không đủ căn cứ để xác định ông X có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không?

Cho nên, với trường hợp này sẽ có các hướng như sau:

Nếu như khi vay tiền, ông X có các thủ đoạn gian dối và đủ điều kiện để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bà Y có thể khởi kiện ông X và yêu cầu ông hoàn trả lại số tiền 20 triệu trên ( kèm theo cả tiền lãi)

Nếu như khi vay tiền, ông X không dùng các thủ đọan gian dối và không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà việc vay tiền này chỉ là thoả thuận của 2 bên thì có thể dựa vào văn bản thoả thuận của 2 bên về việc bà Y đứng ra vay tiền của ông X để bà Y có thể khởi kiện vụ án dân sự về vi phạm và yêu cầu ông X hoàn trả lại cho bà số tiền 20 triệu.

Còn nếu như ông X không phạm tội  lừa đảo chiếm đoạt tài sản và giữa 2 bên cũng không có văn bản, giấy tờ gì liên quan đến việc vay tiền thì việc muốn lấy lại tiền sẽ tuỳ theo thoả thuận của các bên về thoả thuận của các bên.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Xử lý về trường hợp đứng tên hộ cho người khác vay tài sản. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
Chuyên viên Phương Lan - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo