LS Nguyễn Phương Lan

Xử lý về hành vi cố ý gây thương tật có sử dụng hung khí nguy hiểm

Luật sư tư vấn về hành vi cố ý gây thương tật có sử dụng hung khí nguy hiểm. Nội dung tư vấn như sau:

 

Nội dung tư vấn: Kính chào luật sư! Xin luật sư tư vấn cho gia đình một việc như sau: Vụ việc là ngày 25/10/2018, tôi có em trai mới mua ô tô mới, xuống bố mẹ vợ ăn cơm để xe ở vỉa hè khi đi ra thì phát hiện xe bị gạch một vết từ đầu xe đến cuối xe, khi đó có nhìn thấy anh D (người thuê mảnh đất đối diện của bố mẹ vợ kinh doanh vừa đi ngang qua xe, anh D có mâu thuẫn từ trước với gia đình bố mẹ vợ chú ấy) em tôi có hỏi anh D là anh vừa gạch sước xe của em à, sau đó hai bên cãi vả và chửi nhau và em tôi gây gổ trước sau đó anh D chạy về lấy cái liềm quay lại đánh nhau, em tôi thấy thế chạy cầm xẻng chống lại, anh D đã bổ em tôi một nhát rách màng phổi và gãy tay phải đi cấp cứu ở bv , còn anh D cũng gẫy tay và thương tích ở đầu. Sau khi cơ quan CSDT và VKS nhận kết quả giám định em tôi 25% anh D 23%, và VKS định khởi tố cả hai về tội cố ý gây thương tích. Xin hỏi luật sư như vậy trường hợp này hướng giải quyết như thế nào, nếu hòa giải giữa hai gia đình để không ảnh hưởng đến công việc, do em tôi là công chức. Xin trân trọng cảm ơn luật sư!

 

 

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:

 

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 thì tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định như sau:



“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

 

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

 

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

 

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

 

đ) Có tổ chức;...

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

 

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;

 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;...”

 

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về khởi tố theo yêu cầu của người bị hại như sau:

 

“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

 

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

 

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án...”

 

Với trường hợp này thì hai người đều sử dụng hung khí nguy hiểm là xẻng và lưỡi liềm thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm tại khoản 2 của điều 134 nêu trên, và khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại khoản 2 này thì các bên mặc dù có thỏa thuận giải quyết thì cơ quan công an vẫn sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này; trách nhiệm và hình phạt tù bạn có thể tham khảo quy định tại Khoản 2 nêu trên.

 

Trân trọng

Chuyên viên Phương Lan - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo