Trần Diềm Quỳnh

Xử lý hành vi vi phạm hành chính

Trường hợp hành nghề mê tín dị đoan, hình thức có người khuất mặt nhập vào và bói cho người khác: Có người tên A đến xem tại nhà người hành nghề có tên B, đầu tiên chỉ xem thông thường, những lần sau thì yêu cầu đưa 2.500.000 đồng để cúng, đối tượng B cúng xong hẹn A 3 ngày sau đưa thêm 6 triệu để cúng, B lại hẹn thêm B đến 10 ngày sau đưa thêm 40 triệu đồng để về quê A cúng tổ tiên.

 Hỏi như vậy B nên xử lý như thế nào? Bản thân tôi không rõ lắm về cơ sở pháp lý để xử lý hành vi này, xin tư vấn cho tôi. Hiện tôi là Công an xã, được biết B đã bị xử phạt vi phạm hành chính về mê tín dị đoan 02 lần; lần gần nhất bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không thực hiện việc đăng ký tạm trú theo quy định. Vì người nhà A gửi đơn trình báo lên cơ quan Công an xã. thông tin gửi về địa chỉ mail của tôi. Xin chân thành cảm ơn ! 

 

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Tại Điều 320 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau: 

 

Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan

 

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

 

a) Làm chết người;

 

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

 

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”.

 

Khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thì vi phạm quy định về nếp sống văn hóa được quy định như sau:

 

“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

 

a) Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi;

 

b) Treo cờ Tổ quốc ở khu vực lễ hội không cao hơn, không trang trọng hơn các cờ hội.

 

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam.

 

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

 

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.”.

 

Theo như thông tin bạn cung cấp thì B trước đây đã 2 lần bị xử phạt vi phạm hành chính về mê tín dị đoan, thêm vào đó hành vi ở B có yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

 

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

 

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

…”.

 Như vậy, với tổng số tiền là 48,5 triệu đồng thì B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định trên.

 

Trân trọng

CV. Nguyễn Thị Hoài Thương - Công ty luật Minh Gia  

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo