Hoàng Thị Nhàn

Xâm nhập trái phép vào hệ thống website, email bị xử lý thế nào?

Xin chào công ty Luật Minh Gia.Tôi rất mong nhận được sự tư vấn từ công ty. Tôi xin tường thuật lại sự việc của tôi như sau:Tôi đang làm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Cách đây khoảng 2 tháng, tình cờ tôi phát hiện ra lỗi bảo mật.


Nội dung yêu cầu: Xin chào công ty Luật Minh Gia.Tôi rất mong nhận được sự tư vấn từ công ty. Tôi xin tường thuật lại sự việc của bạn tôi như sau: Bạn tôi đang làm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Cách đây khoảng 2 tháng, tình cờ phát hiện ra lỗi bảo mật, và sau đó đã xâm nhập vào website của một công ty. Sau khi đã xâm nhập được vào hệ thống website, bạn tôi tiếp tục xâm nhập trái phép vào hệ thống email, facebook và thay đổi mật khẩu của các tài khoản quản trị. Trong email của họ, thấy có danh sách khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ của họ. Lúc đó chợt nhớ ra có quen một người bạn hiện đang làm nhân viên kinh doanh tại một công ty khác, bạn tôi nghĩ danh sách khách hàng này có thể giúp được bạn tôi trong công việc, nên đã tiến hành download 2 file chứa danh sách khách hàng này về máy tính cá nhân. Và gửi 2 file này cùng mật khẩu email cho người bạn đó. Đồng thời, liên lạc với bên trung tâm tiếng Anh mà đã xâm nhập trái phép vào hệ thống website, email, facebook...để thông báo về vấn đề bảo mật, và xin thông tin liên hệ của người quản trị hệ thống hoặc lãnh đạo trung tâm để tôi thông báo cụ thể vấn đề và giải pháp khắc phục, nhưng không được chấp nhận. Một tuần sau, cơ quan điều tra có mời lên làm việc, Kết thúc quá trình trên, bạn tôi được cơ quan cảnh sát điều tra cho về nhà, hẹn hôm sau tới làm việc tiếp. Tôi muốn hỏi Với sự việc của bạn tôi, thì sẽ bị xử lý hình sự hay xử lý hành chính? Nếu xử lý hành chính thì mức phạt sẽ là bao nhiêu tiền? Nếu chỉ xử lý hành chính thì sau khi nộp phạt, thì có bị coi là người đã có tiền án không? Rất mong công ty luật Minh Gia tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

Trả lời: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề này chúng tôi tư vấn như sau:

Trả lời: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề này chúng tôi tư vấn như sau:

 

Tại Điều 289 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác như sau:

 

Điều 289. Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác

 

1. Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

 

c) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

 

d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

 

đ) Đối với trạm trung chuyển internet quốc gia, hệ thống cơ sở dữ liệu tên miền và hệ thống máy chủ tên miền quốc gia;

 

e) Tái phạm nguy hiểm.

 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

 

a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;

 

b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;

 

c) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

 

d) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.

 

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

Trường hợp anh có hành vi cố ý xâm nhập vào webside, facebook, email và thay đổi mật khẩu các tài khoản quản trị của công ty. Hơn nữa, anh có hành vi lấy cắp dữ liệu bằng cách download về 2 file danh sách khách hàng của công ty về máy tính của mình.

 

Theo quy định của pháp luật, hành vi của anh có dấu hiệu của “Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác”. Nếu có đủ căn cứ, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội, có lỗi thì anh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Lúc này, anh cần phối hợp với cơ quan điều tra để làm rõ vụ việc, liên hệ với công ty bạn đã xâm nhập để tìm cách khắc phục cũng như thỏa thuận. Việc tự nguyện khắc phúc hậu quả, giảm bớt hậu quả có thể được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

 

Điều 60 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định về bị can như sau:

 

Điều 60. Bị can

 

1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

 

2. Bị can có quyền:

 

a) Được biết lý do mình bị khởi tố;

 

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

 

c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

 

d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

 

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

 

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

 

g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

 

h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

 

i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

 

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

…”.

 

Anh có quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì; và được nhận bản kết luận điều tra sau khi hết thúc giai đoạn điều tra.

 

Trân trọng!

CV. Lê Minh - Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo