Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Xác định chủ thể trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn chết người

Ông A điều khiển mô tô khi uống rượu và đâm vào ông B sau đó bỏ chạy. Cùng lúc đó C điều khiển mô tô khác đi đến không kịp xử lý nên đâm chết B. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp này thuộc về ai?


Nội dung đề nghị tư vấn:
Ông A điều khiển xe mô tô khi đã uống rượu và đã đâm vào ông B đang đi bộ qua đường từ lề trái sang lề phải theo hướng đi của A, làm cho ông B ngã xuống đường. Sau khi gây tai nạn, A điều khiển xe bỏ trốn. Cùng lúc đó C điều khiển mô tô khác đang lưu thông trên đường cùng chiều với A vừa chạy đến không kịp xử lý nên tiếp tục đụng vào ông B và làm ông B chết.
Vậy lỗi của A thuộc lỗi gì? Ông A và C ai là người phải chịu TNHS đối với cái chết của ông B?
Cảm ơn!

 
Xác định chủ thể trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn chết người
Trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn chết người?

 
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Xác định lỗi của A:

Theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008, nghiêm cấm hành vi:

“Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”.

Ông A điều khiển xe mô tô khi đã uống rượu là vi phạm quy định của pháp luật về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật hình sự thì:

"Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra".

Vì ông A là người có đủ khả năng nhận thức được hành vi uống rượu khi tham gia giao thông là hành vi nguy hiểm cho xã hội và đã bị pháp luật nghiêm cấm, nhưng vẫn điều khiển xe mô tô và gây tai nạn. Do vậy, lỗi của A được xác định là lỗi cố ý.

Xác định người phải chịu trách nhiệm hình sự đối với cái chết của B:

Việc xác định ai là người chịu trách nhiệm đối với cái chết của B trong trường hợp này phải xác định vào mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của hành vi đó gây ra. Việc xác định này phụ thuộc vào kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y:

- Trong trường hợp xác định B bị thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe hoặc đã chết sau khi hành vi gây tai nạn của A gây ra. Tức là, hành vi điều khiển xe mô tô sau khi uống rượu của A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của B. Trường hợp này A là người chịu trách nhiệm hình sự đối với cái chết của B. A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b, khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong khi say rượu. Cụ thể:

"1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng..".

- Trong trường hợp kết quả giám định pháp y xác định tại thời điểm sau khi bị A đâm, B không có thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe. Đồng thời, B chết sau khi hành vi gây tan nạn của C gây ra. Như vậy, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của B là do hành vi gây tan nạn của C.

Tuy nhiên, do C không có chủ ý dẫn đến cái chết của B, việc gây tan nạn và làm B chết là do hành vi gây tan nạn trước đó của A gây ra khiến C không lường trước và xử lý được. Do vậy, C chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo quy định tại khoản 1 ,Điều 98 Bộ luật hình sự :

"1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm".

Trong trường hợp này, A vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b, khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự nhưng hình phạt sẽ nhẹ hơn do hành vi của A không là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của B. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Xác định chủ thể trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn chết người. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
Luật gia: Nguyễn Mỵ - Công ty Luật Minh Gia

Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan
>>  Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email
>>  Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp
>>  Dịch vụ luật sư tham gia tố tụng tại tòa án
>>  Dịch vụ luật sư đại diện giải quyết tranh chấp

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo