Trần Anh

Vu khống người khác chiếm đoạt tài sản

Bịa đặt, vu khống người khác chiếm đoạt tài sản... Nội dung tư vấn như sau:

Nội dung yêu cầu: Dear Luật sư! Dạ xin cho em hỏi mẹ em là trưởng cụm dân cư và được giao nhiệm vụ đi thu các khoản dịch vụ. Trong thời gian công tác mẹ em có xin ý kiến của trưởng thôn là trích 1 số tiền 2.450.000 đồng làm quỹ của cụm dân cư mà không nộp về quỹ thôn và đã được sự đồng ý của trưởng thôn. Đến nay có ý kiến cho rằng mẹ em làm như vậy là tham ô. Số tiền đó mẹ em đã chi để phục vụ công tác sản xuất, và chi phục vụ Tết trung thu cho thiếu nhi, tổng chi 2.400. 000 đồng (có giấy tờ đầy đủ). Luật sư cho em hỏi mẹ em làm như vậy là đúng hay sai? Và hiện nay có người tố cáo mẹ em chiếm đoạt hơn 24 triệu đồng mà không có giấy tờ chứng minh. Vậy có được gọi là vu khống không ạ? Và nếu muốn truy tố người đó ra pháp luật thì mẹ em cần những giấy tờ gì? Chuyện này rối ren quá mong sớm nhận được hồi âm của Luật sư. Em xin cảm ơn!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

 

Đối với việc mẹ bạn trích số tiền 2.450.000 đồng  trong quỹ thôn làm quỹ của cụm dân cư đã có sự đồng ý của trưởng thôn và đã chi 2.400.000 đồng chi cho phục vụ công tác sản xuất và chi phục vụ Tết trung thu cho thiếu nhi có giấy tờ đầy đủ thì không có căn cứ để cho rằng mẹ bạn tham ô tài sảntheo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

 

“Điều 353. Tội tham ô tài sản

 

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

 

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

 

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

...”

 

Ngoài ra, hành vi của người người tố cáo mẹ bạn chiếm đoạt hơn 24 triệu động mà không có giấy tờ chứng minh thì người này có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

 

“Điều 156. Tội vu khống

 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

 

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

 

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

...”

 

Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mẹ bạn có thể tố giác người đã bịa đặt và tố cáo mình chiếm đoạt tài sản dưới hình thức đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan điều tra công an quận/huyện nơi mẹ bạn cư trú theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Đơn tố giác phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của mẹ bạn. Nếu trình bày trực tiếp tại các cơ quan trên thì cơ quan tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của mẹ bạn:

 

“Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

 

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

...”

 

 

 

Trân trọng !
CV : Diệu Thu - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo