Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư bào chữa Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản

Trong hệ thống các cơ quan nhà nước, các cơ quan tư pháp nói chung và tòa án nói riêng giữ vị trí quan trọng đặc biệt, là công cụ đắc lực bảo vệ công lí, giữ gìn trật tự kỉ cương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp là điều kiện cần thiết để đảm bảo duy trì công lí cũng như đảm bảo sự hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động lại xảy ra một số hành vi tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Theo đó, bao gồm các tội phạm hoạt động tư pháp do những người có nghĩa vụ phải giúp các cơ quan tư pháp trong hoạt động tư pháp thực hiện. Và tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản là một trong số đó. Vậy tội này được định nghĩa ra sao? Bộ luật hình sự hiện hành quy định về tội này như thế nào? Luật Minh Gia sẽ cung cấp những kiến thức liên quan đến tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản thông qua bài viết dưới đây.

 1. Quy định pháp luật về Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản

Tại Điều 385 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định về Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản như sau:

Điều 385. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản

1. Người nào được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phá hủy niêm phong, giải tỏa việc phong tỏa tài khoản mà không có quyết định của người có thẩm quyền;

b) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản bị kê biên.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;

b) Dẫn đến bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 100.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

>> Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Hotline: 0902.586.286

1.1. Dấu hiệu pháp lý của Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản

a) Chủ thể:

Chủ thể của tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản là người được cơ quan tư pháp giao bảo quản tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong. Người này có thể là chủ tài sản hoặc không phải là chủ tài sản.

+ Người được giao giữ, quản lí tài sản bị kê biên, bị niêm phong có thể là chủ tài sản; người quản lí hợp pháp hoặc nguời thân thích của họ; một bên đương sự hoặc người thứ ba.

+ Người được giao giữ, quản lí vật chứng bị niêm phong có thể là chủ sở hữu, người quản lí hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc người của chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng hoặc người của kho bạc, của cơ quan điều tra hoặc của cơ quan chuyên trách.

b) Khách thể: 

Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan thi hành án. 

c) Mặt khách quan:

Tùy từng biện pháp đối với tài sản (hoặc vật chứng) mà hành vi khách quan của tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản là khác nhau. Đối với những tài sản, vật chứng bị niêm phong, hành vi khách quan được quy định chỉ là có hành vi phá hủy niêm phong (không có quyết định của người có thẩm quyền) mà không phải là hành vi tác động đến tài sản. Mặt khác, đối với tài sản bị kê biên, hành vi khách quan được quy định là hành vi tác động đến tài sản. 

Theo đó, hành vi khách quan của tội vi phạm niêm phong, kê biên tài sản này bao gồm:

- Phá hủy niêm phong:

Phá huỷ niêm phong là hành vi làm cho niêm phong không còn nguyên vẹn như khi được niêm phong. Chỉ cần người phạm tội phá huỷ niêm phong, còn tài sản hoặc vật chứng bị niêm phong có thể còn nguyên vẹn thì người có hành vi phá huỷ niêm phong đã cấu thành tội phạm rồi.

- Tiêu dùng, chuyển nhượng, cất giấu, hủy hoại tài sản kê biên:

Tiêu dùng tài sản bị kê biên là dùng tài sản đã bị kê biên vào việc sinh hoạt hàng ngày như: lúa, gạo đã bị kê biên nhưng vẫn đem xay xát để nấu ăn; phân đạm đã bị kê biên nhưng vẫn đem bón ruộng; vật liệu xây dựng đã bị kê biên nhưng vẫn sử dụng để xây nhà.v.v…

Chuyển nhượng tài sản bị kê biên là dùng tài sản đã bị kê biên để bán, để đổi, để cho hoặc cho mượn, tức là người được giao giữ bị kê biên đã không thực hiện nghĩa vụ bảo quản, cất giữ mà đem tài sản đó chuyển dịch cho người khác.

Đánh tráo tài sản bị kê biên là dùng tài sản cùng loại tương tự như tài sản bị kê biên (thường là tài sản có giá trị thấp hơn tài sản bị kê biên) để đổi lấy tài sản đã bị kê biên.

Cất giấu tài sản bị kê biên là đem tài sản đã bị kê biên cất giấu để cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan thi hành án dân không xử lý được tài sản đã bị kê biên, vì tài sản bị kê biên không còn nữa. Thông thường, người có hành vi cất giấu tài sản bị kê biên thường nại ra là bị mất trộm, bị thất lạc…

Huỷ hoại tài sản là làm cho tài sản bị kê biên mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị tài sản không còn.

Ngoài những hành vi kể trên, điều luật còn quy định “gây hậu quả nghiêm trọng” là trường hợp hành vi phạm tội của tội này.

d) Mặt chủ quan: 

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

1.2. Hình phạt đối với Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản

Điều 385 Bộ luật Hình sự quy định Tội vi phạm niêm phong, kê biên tài sản với 2 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung, bao gồm:

- Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường hợp gây ra hậu quả giải quyết sai lệch vụ án, vụ việc hoặc hậu quả tài sản bị tẩu tán và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án đối với số tiền tối thiểu là 100 triệu đồng.

- Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2. Quy trình Luật sư bào chữa Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản tại Luật Minh Gia

Tại Luật Minh Gia, quy trình Luật sự tiến hành bào chữa theo yêu cầu của khách hàng được thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.

3. Liên hệ luật sư tham gia bào chữa về Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản

Mọi thắc mắc về dịch vụ luật sư bào chữa Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, quý khách vui lòng liên hệ qua các phương thức sau:

Cách 1: Liên hệ Hotline yêu cầu dịch vụ: 0902.586.286

Cách 2: Gửi Email: lienhe@luatminhgia.vn  

Cách 3: Đến trực tiếp địa chỉ văn phòng:

- VP Hà Nội: Số 5 Ngõ 36 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

- VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo