Nguyễn Ngọc Ánh

Vi phạm luật giao thông - trách nhiệm hình sự, dân sự

Bố của bạn tôi đi xe qua đường nhưng không ra tin hiệu sang đường , người thanh niên chay lên tông chết Bố bạn Tôi nhưng chưa rõ vận tốc và nồng đọ cồn trong người của người thanh niên đó có vi phạm luật hay không?


Nội dung yêu cầu

Tôi cần sự tư vấn của quý Công Cty về luật hình sự

Bố của bạn tôi đi xe qua đường nhưng không ra tin hiệu sang đường , người thanh niên chay lên tông chết Bố bạn Tôi nhưng chưa rõ vận tốc và nồng đọ cồn trong người của người thanh niên đó có vi phạm luật hay không?bên công an họ giải quyết người thanh niên đó không bị truy tố hình sự và không bồi thường.Như vậy có đúng không?Nếu người thanh niên kia vi pham 1 trong 2 điều trên hoặc cả 2 thì cả 2 bên điều phạm luật? vậy trách nhiệm sẽ như thế nào và bồi thường ra sao?và bạn Tôi phải làm gì để truy tố người thanh niên đó.
 cám ơn quý Công Ty.
 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, theo như bạn trình bày, bố bạn của bạn qua đường nhưng không ra tín hiệu sang đường.

 

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008: “Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ”.

 

Như vậy, trong trường hợp này, hành vi của bố bạn của bạn là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

 

Tiếp theo, như bạn trình bày thì đã xảy ra một sự kiện là bố của bạn của bạn bị đâm chết do một thanh niên điều khiển xe máy đâm vào. Do chưa rõ tốc độ và nồng độ còn trong người người thanh niên đó, nên nếu người thanh niên đó di chuyển đúng với quy định của pháp luật mà đâm chết người thì cũng không bị xử lí về hình sự cũng như phải bồi thường thiệt hại về mặt dân sự. Trong trường hợp này, nếu có thiệt hại xảy ra cho người thanh niên thì chính bố của bạn bạn phải bồi thường thiệt hại về dân sự và bị xử lí về hình sự theo quy định tại điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nếu hậu quả gây ra là nghiêm trọng. Tuy nhiên, bố bạn bạn đã mất nên không khởi tố vụ án trong trường hợp này được.

 

Thứ hai,mọi quyết định của cơ quan công an đều phải dựa trên cơ sở pháp luật. Do lời trình bày của bạn chưa đầy đủ nên chúng tôi không thể đánh giá cách giải quyết của cơ quan công an trên là đúng hay trái quy định của pháp luật được. Trường hợp này, bạn cần xem xét xem bên phía người thanh niên có lỗi gì trong quá trình tham gia giao thông tại thời điểm xảy ra va chạm hay không để xác định quyết định của cơ quan có thẩm quyền có phù hợp hay không.

 

Thứ ba, về trách nhiệm nếu phía người thanh niên vi phạm quy định

 

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008: “8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

 

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.”

 

Khoản 11 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008: “11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu”.

 

Với hai hành vi mà bạn nêu ở trên, đều là những hành vi mà pháp luật cấm. Vì vậy, nếu người thanh niên trên điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà có hành vi trên thì sẽ là hành vi vi phạm quy định của pháp luật giao thông đường bộ. Theo đó, có căn cứ để truy cứu trách nhiệm đối với người thanh niên này theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. ĐIều 260 quy định như sau:

 

“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

 

a) Làm chết người;

 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

 

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

 

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

…”

 

Như vậy, nếu chứng minh được người thành niên có vi phạm 1 trong 2 quy định trên hoặc cả 2 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Còn đối với bồi thường về dân sự, trường hợp trách nhiệm bồi thường sẽ được quy định tại điều 584 BLDS 2015 về bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi

 

“2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

 

Và Khoản 4 ĐIều 585 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại:

 

“4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.”

 

Như vậy, trương ứng vào mức độ lỗi của 2 bên, và thiệt hại thực tế xảy ra để có thể giải quyết vấn đề bồi thường.Mức bồi thường sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự 2015.

 

Với trường hợp này, bạn của bạn có thể gửi đơn tố giác tới các cơ quan như trên bằng hình thức văn bản hoặc bằng miệng để các cơ quan có thẩm quyền có thể phát hiện kịp thời và xử lí theo đúng quy định của pháp luật.

 

Tuy nhiên, để đáp ứng được mong muốn của bạn thì bạn có thể chuẩn bị những tài liệu, những bằng chứng ban đầu để chứng minh đơn tố giác của mình là có căn cứ.

 

Trân trọng!
Luật gia Nguyễn Ngọc Ánh – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo