Luật sư Lê Văn Chức

Tung video quan hệ vợ chồng lên mạng thì bị xử lý như thế nào?

Năm 2012 em có quen 1 người con gái, trong lúc yêu nhau tụi em có quay phim khi quan hệ với nhau. Cuối cùng chúng em cũng kết hôn. Nhưng sau đó, cô ấy đã bỏ em. Bây giờ em tung video tụi em quan hệ lên mạng thì bị xử lý như thế nào?

 
Tung video quan hệ vợ chồng lên mạng thì bị xử lý như thế nào?


Em xin hỏi hành vi này sẽ ở bao lâu tù giam, và có đền bù cho người bị hại không

Năm 2012 em có quen 1 người con gái, tụi em rất yêu nhau nên trao nhau tất cả,trong khi đó gia đình bên người con gái cấm cản,dẫn đến việc chúng em chia tay,nhưng trong lúc yêu nhau tụi em có quay phim khi quan hệ với nhau.Thời gian trôi qua tới cuối năm 2014 chúng em vượt qua sự cấm cản gia đình quyết định trốn đi, và gia đình 2 bên đã đồng ý.Cuối cùng chúng em cũng kết hôn.Nhưng chỉ 4 ngày cô ấy lại bỏ em mà đi.Nói về bỏ đi để trả thù về việc em đã quay phim lại khi quan hệ, nhưng trong lúc quay phim là cả 2 đều đồng ý, tình nguyện.

Bay giờ em đăng video khi tụi em quan hệ lên mạng thì em phải ở nhiêu lâu?

Và có phải bồi thường tiền bạc cho người con gái đó không?

Nếu em không có tiền đền bù thì sẽ ra sao?

EM xin các anh các chú cho em biết được kết quả sớm nhất em chân thành cảm ơn!


Nội dung tư vấn:

Cảm ơn anh đã gửi nội dung tư vấn đên Công ty Luật Minh Gia, với những thắc mắc của anh, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 31 BLDS 2005 quy định:

“ Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”.

Như vậy, quy định của pháp luật đã khẳng định mỗi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình, do đó, việc anh đăng video khi quan hệ với vợ lên mạng mà không được sự đồng ý của vợ anh là hình vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 3 Điều 31, BLDS 2005.

Đối với hành vi này, anh có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Khoản 3, Điều 307, BLDS 2005:

3. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại”.

Việc bồi thường Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm tính theo quy đinh tại Điều 611 BLDS

“ Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

 Đồng thời hành vi này có thể cấu thành tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121, BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

“ Điều 121. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

A) Phạm tội nhiều lần;

B) Đối với nhiều người;

C) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

D) Đối với người thi hành công vụ;

Đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Vấn đề bồi thường thiệt hại này còn được hướng dẫn thi hành trong Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Theo đó:

“ 2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
           
2.1. Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS. Cần phải tôn trọng thoả thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

2.2. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý:
          
  a) Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó.
           
b) Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Toà án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.
          
  c) Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây:
         
   - Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;
     
       - Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.
         
   d) Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại...”.

Như vậy, trên nguyên tắc, anh có thể thỏa thuận với vợ về mức bồi thường thiệt hại, nếu 2 bên không thỏa thuận được, Tòa án có thể yêu cầu anh buộc phải bồi thường toàn bộ dựa trên những thiệt hại đã xảy ra. Nếu anh không thực thi bồi thường, trong trường hợp cần thiết, Tòa án buộc phải áp dụng một hoặc một số các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102, BLTTDS để buộc anh thi hành án.

Mức bồi thường của anh có thể được xem xét giảm khi: Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của anh.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tung video quan hệ vợ chồng lên mạng thì bị xử lý như thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV: Tạ Nga - Công ty Luật Minh Gia.
 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo