LS Vũ Thảo

Tư vấn về việc không thực hiện hợp đồng rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản

Tháng 3/2014, tôi có đặt mua vé máy bay ở trong HCM, số tiền khoảng 32 triệu đồng, tôi đã chuyển khoản số tiền trên vào TK cá nhân của người bán vé máy bay nhưng tôi không nhận được thông tin về vé đã đặt. Người này hiện đã bỏ trốn và không hoản lại tiền cho tôi. Tôi có thể khởi kiện người đó không?

Câu hỏi để nghị tư vấn:

Chào Luật Minh Gia,

Tôi muốn nhờ tư vấn về trường hợp sau: Tháng 3/2014, tôi có đặt mua vé máy bay ở trong HCM do được người quen giới thiệu (tôi ở ngoài HN) với số tiền khoảng 32 triệu đồng, tôi đã chuyển khoản số tiền trên vào TK cá nhân của người bán vé máy bay nhưng tôi không nhận được thông tin về vé đã đặt, cho dù rất nhiều lần hứa hẹn, sau đó viết cam kết (3 lần) sẽ hoàn lại tiền cho tôi nhưng đến hiện tại tôi vẫn chưa nhận được đồng nào từ người này. Theo thông tin tôi nhận được thì người này hiện đã bỏ trốn và nợ nần rất nhiều.

Xin Luật sư cho tôi hỏi, liệu tôi có thể khởi kiện chị này được ko? Và kiện như thế nào trong khi tôi ko thể vào HCM để giải quyết? Nếu CA trọng HCM thu lý vụ án này thì liệu tôi có khả năng lấy lại được đủ tiền đã đặt cọc ko? Nếu họ ko có tiền trả tôi thì sao?

Cám ơn Luật sư

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 140 Bộ luật Hình sự 1999 (đã sửa đổi, bổ sung) quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây  chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

  a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian  dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

  b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản…”

Trong trường hợp của bạn, người bán vé máy bay đã nhận được tài sản của bạn (32 triệu đồng) theo thỏa thuận của hai bên. Tuy nhiên, người bán vé máy bay rất nhiều lần hứa hẹn sẽ hoàn lại tiền cho bạn. Theo thông tin bạn cung cấp người này hiện đã bỏ trốn để chiếm đoạt 32 triệu đồng. Như vậy, hành vi của người bán vé máy bay đã cấu thành nên tội lam dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Tố giác tội phạm là quyền và nghĩa vụ của công dân. Điều 101 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định: “Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác”. Như vậy, bạn có thể tố giác hành vi vi phạm pháp luật của người bán vé máy bay ở bất kỳ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về việc không thực hiện hợp đồng rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

Trần Thị Thúy Hiên – Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo