Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Việc giám định lại trong tố tụng hình sự quy định thế nào?

Nếu như Bộ luật hình sự tập trung vào việc quy định các vấn đề về tội phạm, các tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì Bộ luật tố tụng hình sự lại đi sâu vào trình tự thủ tục liên quan đến trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác,Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực đối với mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn vè vấn đề này.

1. Luật sự tư vấn về tố tụng hình sự

Một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự đó là mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định. Bên cạnh đó, khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này hoặc bất kì vấn đề nào của pháp luật, đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi qua để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý.

Bên cạnh đó, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Tư vấn về việc giám định lại trong tố tụng hình sự

Hỏi:

Con tôi khi 17 tuổi bị 4 người vây đánh có hung khí khi đi học về, cháu đã trèo tường trốn đường khác và nhặt được con dao nhưng vẫn bị truy đuổi. Trong lúc đánh nhau cháu đã đâm trúng bụng một đối tượng sau đó cháu trốn đi, sau này bị bắt mới biết đối tượng kia có kết luận giám định thương tật là 46%. Cảm thấy không khách quan khi giám định thương tật không có đôi bên và ngay hôm sau bạn của con tôi lên bệnh viện thăm dò tình hình thì thấy đối tượng kia ngồi dậy ăn uống bình thường. Như vậy kết quả giám định liệu có khách quan không? Nếu muốn đề nghị trưng cầu lại giám định thương tật lại thì thủ tục như thế nào? Ai có quyền đề nghị, mức phí khoảng bao nhiêu.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Trong trường hợp của bạn, nếu bạn thấy kết luận giám định thương tật không chính xác, bạn có quyền yêu cầu giám định lại theo quy định tại Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

Điều 211. Giám định lại

1. Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.

2. Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Khi vụ án đang trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố thì bạn trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định tới Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát theo quy định tạiBộ luật tố tụng hình sự.

''Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định

1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu giám định của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.

2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.

3. Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản.

4. Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Khi vụ án của bạn đi vào giai đoạn xét xử, tại phiên tòa bạn hoặc con trai bạn có quyền yêu cầu giám định lại thương tật, và Hội đồng xét xử lúc này sẽ ra quyết định giám định lại hay không theo quy định Điều 316 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

Điều 316. Hỏi người giám định, người định giá tài sản

1. Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo đề nghị của Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa yêu cầu người giám định, người định giá tài sản trình bày kết luận của mình về vấn đề được giám định, định giá tài sản. Khi trình bày, người giám định, người định giá tài sản có quyền giải thích bổ sung về kết luận giám định, định giá tài sản, căn cứ để đưa ra kết luận giám định, định giá tài sản.

2. Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, định giá tài sản, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định, định giá tài sản hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án.

3. Trường hợp người giám định, người định giá tài sản không có mặt tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định, định giá tài sản.

4. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại, định giá lại tài sản.

Trong trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đồng ý với việc yêu cầu giám định lại của bạn thì chi phí giám định sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự quy định tại Điều 6 và Điều 8 Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 quy định về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng:

"Điều 6. Cơ quan có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí giám định

1. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự...

Điều 8. Trách nhiệm thanh toán chi phí giám định

1. Cơ quan tiến hành tố tụng quy đinh tại khoản 1 Điều 6 của Pháp lệnh này có trách nhiệm thanh toán chi phí giám định theo mức, thời hạn, phương thức mà tổ chức, cá nhân đã thực hiện giám định thông báo.Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng không chịu trách nhiệm chi phí giám định. Người bị hại phải hoàn trả cho cơ quan tiến hành tố tụng chi phí giám định đã nộp..."

Nếu các cơ quan nêu trên không đồng ý với việc bạn yêu cầu giám định lại mà bạn tự thực hiện giám định và trình nên thì chi phí giám định lại này sẽ hoàn toàn do bạn chịu. Mức phí cụ thể còn tùy thuộc vào tình hình cụ thể của vụ việc, để biết thêm về mức phí này bạn có thể xem giá tại các tổ chức giám định.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo