Cà Thị Phương

Tư vấn về việc đòi lại tài sản bị chiếm đoạt

Chào luật sư, cho tôi hỏi, Tôi đang cần vay vốn, và có quen 1 người tên là A, bà này có dự án VAC, và nói sẽ vay được vốn nước ngoài với lãi suất thấp, thời gian 50 năm, và nếu tôi chạy lo thủ tục, thì tôi sẽ được vay 1 nửa dự án, khoảng 20 tỉ, tôi đã đưa cho bà tổng số tiền là 1 tỉ để bà ấy chạy giấy tờ.

 

Và bà ấy đã đưa cho tôi xem 1 số giấy tờ có quyết định giải ngân của V trị giá 35 tỉ, lãi suất 0.3%, thời hạn vay 50 năm, nhưng sau khi co quyết định bà ta lại đưa ra lý do sếp đi vắng, rồi chứng minh thư của chồng bị nhầm tên, rồi con và mẹ bà ta chết, để tôi phải đưa thêm 1 số tiền nữa,...vì bà ta không có tiền,(mỗi lần đưa tiền tôi đều bắt ký, có lần tôi còn ghi âm nữa).và sau rất nhiều lần hứa hẹn, mà không lấy được tiền, tôi đã làm việc thẳng với ngân hàng, và biết, ngân hàng không ra quyết định giải ngân nào, không có dự án vay nước ngoài nào, và phòng giao dịch ngân hàng nói, tôi đã bị lừa, vậy quý luật sư cho tôi hỏi, giờ tôi làm cách nào để lấy lại số tiền đã mất. vì số tiền đó, tôi đang cầm cố giấy tờ đất đai, xe nhà tôi để vay mượn, tôi cảm ơn.

 

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia,  trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Hành vi của bà A như bạn đã trình bày ở trên có dấu hiệu của tội phạm. Cụ thể, giao dịch hợp tác giữa bạn và A ban đầu là hợp pháp, tuy nhiên hành vi sau đó A làm giả giấy tờ nhằm chiếm đoạt số tiền bạn đưa cho trước đó rồi và không thực hiện giao kèo là trái pháp luât. Trường hợp này, vụ việc có cả yếu tố hình sự và yếu tố dân sự. Do đó, để tránh tình trạng vụ việc kéo dài làm mất mát tài sản và tiền lãi tài sản vay mượn của bạn tăng lên, bạn có thể thực hiện như sau:

 

Trước tiên, bạn có thể thỏa thuận với A nhằm lấy lại số tiền. Nếu A không chịu trả lại tiền hoặc cố tình trì hoãn trả tiền nhiều lần, bạn có thểgửi đơn tố giáchành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

 

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

 

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

...”

 

Đơn tố giác tội phạm được gửi đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được hướng dẫn chi tiết tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC:

 

“Điều 5. Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

 

1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:

 

a) Cơ quan điều tra;

 

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

 

c) Viện kiểm sát các cấp;

 

d) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.”

 

Trân trọng!

CV. Vũ Hà Phan - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo