Trần Tuấn Hùng

Tư vấn về vấn đề tạm giam theo đúng quy định pháp luật

Hiện tại người thân của tôi đang bị cơ quan Công An giam giữ về hành vi lén lúc lấy trộm tài sản có giá trị là 20tr đến nay đã hơn 2 tháng. Trong khi, gia đình tôi đã bồi thường mọi chi phí tổn thất cho bên bị hại và họ đã nhận lại số tiền bị lấy cắp đồng thời rút lại đơn tố cáo ngay sau đó. Nhưng bên phía cơ quan vẫn chưa cho phép người thân của tôi về nhà mặt dù họ đã nhận bên phía gia đình tôi số tiền hơn 30tr và vẫn phải đi lại nhiều lần để thăm cháu, đến nay tốn kém rất nhiều. Vậy xin hỏi t

 

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ thông tin bạn cung cấp, người thân của bạn có hành vi lén lút trộm cắp tài sản của người khác với giá trị tài sản là 20 triệu đồng. Hành vi này đã có dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

 

“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

 

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

 

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

 

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

...”

 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 173 với mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tù đến 3 năm; đây là tội phạm ít nghiêm trọng theo điểm a Khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

 

“Điều 9. Phân loại tội phạm

 

1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

 

a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;”

 

Đối với vấn đề về thời hạn giam giữ thì cần xem xét đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can hay chưa? Và căn cứ thông tin bạn cung cấp, người thân của bạn đã bị tạm giam 2 tháng nên chúng tôi hiểu rằng trường hợp này là tạm giam để điều tra. Đối với tạm giam để điều tra thì thời hạn tạm giam sẽ được thực hiện theo Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

 

“Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra

 

1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

 

2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

 

Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

 

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

 

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

 

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

 

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.”

 

Trân trọng!

Phòng luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo