LS Vy Huyền

Tư vấn về tội trộm cắp tài sản và tội cưỡng dâm

Chào văn phòng luật sư, tôi có một vài băn khoăn pháp lý mong được hỗ trợ sau:Tôi có 1 đứa cháu, lấy trộm 500 nghìn, sau khi bị phát hiện thì cháu có chủ động xin hoàn trả lại cho chủ nhân, nhưng chủ nhân không nhận và nói cho luôn, bù lại cháu tôi phải chấp nhận quan hệ đồng tính với anh ta (tại thời điểm lấy trộm, cháu tôi 17 tuổi). Sau đó anh ta luôn doạ dẫm đòi quan hệ đồng tính hoặc sẽ đưa video cháu ấy lấy trộm tiền lên mạng, và đưa cho công an để xử lý...

Nội dung yêu cầu:  Tôi muốn hỏi vấn đề trên nếu đem ra công an thì sẽ nghiêm trọng đến mức nào và hướng giải quyết ra sao? (Vụ việc xảy ra đã gần 2 năm nhưng nay anh ta lại tiếp tục doạ dẫm. Cháu tôi có giữ lại đoạn tin nhắn chứa nội dung muốn hoàn lại tiền nhưng anh ta không đồng ý và những tin nhắn doạ dẫm của anh ta).Cảm ơn.

 

Trả lời: 

Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia,với yêu cầu của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Thứ nhất,theo quy định tại điều 138 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

 

Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

 

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

 

Tuy nhiên,trong trường hợp này,cháu bạn sau khi bị phát hiện đã chủ động xin hoàn lại tiền nên có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 46 Bộ luật hình sự. Trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ ( ít nhất là 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 46 BLHS) thì căn cứ vào điều 47 BLHS Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46 BLHS như sau:

 

Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;  

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái  pháp luật của người bị hại hoặc  người khác gây ra;

e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

h)  Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

k) Phạm tội do lạc hậu;

l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

m) Người phạm tội là người già;

n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

o) Người phạm tội tự thú;

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc  công tác.

 

  Thứ hai,Theo quy định tại điều 113 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi,bổ sung 2009 quy định chi tiết về tội cưỡng dâm như sau:

 

Điều 113. Tội cưỡng dâm

1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ  ba năm đến mười năm:

a) Nhiều người cưỡng dâm một người;

b) Cưỡng dâm nhiều lần;

c) Cưỡng dâm nhiều người;

d) Có tính chất loạn luân;

đ) Làm nạn nhân có thai;

e) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương  tật từ 31% đến 60%;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười tám  năm:

a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của  nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Cưỡng dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành  nghề hoặc làm công việc nhất định từ một  năm đến năm năm.

 

Trong trường hợp người đó dùng thủ đoạn đe dọa cháu bạn quan hệ đồng tính trái với ý muốn thì cháu bạn có thể làm đơn tố cáo người đó tội cưỡng dâm theo quy định tại khoản 4 điều 113 BLHS.Trường hợp cưỡng dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến  dưới 18 tuổi thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 điều 113 BLHS có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

 

Trân trọng!

CV Thúy Vân- Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo