LS Nguyễn Thùy Dương

Tư vấn về thời hạn tạm giam trong Tố tụng Hình sự

Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với các bị can, bị cáo. Vậy, pháp luật quy dịnh như thế nào về tạm giam? Thời gian tạm giam là bao lâu? Thủ tục để tạm giam như thế nào? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật hình sự

Với mục đích là nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội hay hỗ trợ cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử nên biện pháp tạm giam có thể coi là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Tuy nhiên, tạm giam cũng là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do thân thể của công dân. Do đó, việc áp dụng biện pháp này đối với bị cáo, bị cáo không thể thực hiện một cách tùy tiện mà phải tuân thủ các quy định pháp luật tố tụng hình sự về trình tự, thủ tục, về thời gian,...Vì vậy, việc tìm hiểu các quy định pháp luật về tạm giam là một điều cần thiết đối với mỗi cá nhân. Nếu không có thời gian tìm hiểu, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về tạm giam

Câu hỏi: Xin chào luật sư. Em năm nay 30 tuổi, ở HY. Em muốn luật sư tư vấn cho em trường hợp này. Rất mong luật sư giúp đỡ. Em có em trai năm nay 24 tuổi. Bị bắt giam đến nay khoảng 6 tháng. Nhưng chưa xét xử.

Nghe nói là phạm tội: bắt giữ và đánh người trái phép. Và còn lấy tiền của người bị đánh. Em nghe nói cô gái kia là nhân viên cũ làm cùng chỗ em của em và có nợ tiền của quán. Nên không biết do sự chỉ đạo của ai mà em của em cùng 2 người nữa có đánh cô ta và đòi tiền. Tỉ lệ thương tích là bao nhiêu em cũng không rõ lắm, nhưng nghe nói không nặng lắm.Nhưng bị cô ta kiện.  Ngoài ra còn thấy nói là phạm tội cho vay nợ lãi . Vậy em xin hỏi : - mắc tội như trên thì sẽ bị tạm giam trong bao lâu? - và sẽ bị giam tổng thời gian là bao lâu? - và nếu nhà em thuê luật sư để bào chữa vụ này sẽ mất bao nhiêu chi phí? Rất mong luật sư tư vấn sớm giúp em Xin trân trọng cảm ơn !

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Tùy vào mức độ từng loại tội, và theo từng giai đoạn khác nhau thì có thời hạn tạm giam khác nhau. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì tạm giam áp dụng trong các giai đoạn: điều tra, truy tố và xét xử. Vì vậy với thông tin bạn cung cấp, chúng tôi không thể trả lời chính xác cho bạn là thời hạn tạm giam là bao  lâu. Chúng tôi xin cung cấp một số quy định về thời hạn tạm giam để bạn xem xét như sau:

1. Giai đoạn điều tra

Giai đoạn này có các loại thời hạn tạm giam sau: Thời hạn tạm giam để điều tra; thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra; thời hạn tạm giam để điều tra bổ sung và thời hạn tạm giam để điều tra lại.

a. Thời hạn tạm giam và việc gia hạn tạm giam để điều tra được quy định tại Điều 173 BLTTHS năm 2015 và phụ thuộc vào từng loại tội. Cụ thể:

– Nếu tội phạm được điều tra là tội ít nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá hai tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn một lần không quá một tháng. Như vậy tổng thời hạn tạm giam để điều tra một vụ án về tội ít nghiêm trọng là 3 tháng.

– Riêng đối với những vụ án về tội ít nghiêm trọng được áp dụng thủ tục rút gọn thì thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố được quy định tại khoản 1 Điều 460 BLTTHS năm 2015 là không được quá 20 ngày.

– Nếu tội phạm được điều tra là tội nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá ba tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn một lần không quá hai tháng. Như vậy, tổng thời hạn tạm giam để điều tra một vụ án về tội nghiêm trọng là 5 tháng.

– Nếu tội phạm được điều tra là tội rất nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá bốn tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn một lần không quá ba tháng. Như vậy, tổng thời hạn tạm giam điều tra một vụ án về tội rất nghiêm trọng là 7 tháng.

– Nếu tội phạm được điều tra là tội đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá bốn tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 4 tháng. Tổng thời hạn tạm giam để điều tra một vụ án về tội đặc biệt nghiêm trọng cũng là 12 tháng.

b. Thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra được quy định tại khoản 4 Điều 174 BLTTHS như sau:

Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án được điều tra lại thực hiện theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

c. Thời hạn tạm giam để điều tra bổ sung cũng được quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTHS 2015 như sau:

“Trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng; nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng. Viện kiểm sát chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.

Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung”.

2. Giai đoạn xét xử

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 278 Bộ luật TTHS 2015 quy định:

“Điều 278. Áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

2. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này..”

Về thời hạn chuẩn bị xét xử, tại Khoản 1 Điều 277 Bộ luật TTHS 2015 quy định:

Điều 277. Thời hạn chuẩn bị xét xử

1. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

a) Đưa vụ án ra xét xử;

b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.

Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp

Theo đó, thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử không được vượt quá thời hạn theo quy định trên.

Trân trọng!

Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo