Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về quyết định hình phạt

Quyết định hình phạt là việc Toà án lựa chọn hình phạt buộc người bị kết án phải chấp hành. Để quyết định hình phạt chính xác, đúng pháp luật, ngoài việc định tội chính xác, Toà án còn phải tuân theo những nguyên tắc, những căn cứ về quyết định hình phạt đã được quy định trong Bộ luật hình sự.

 

1. Các căn cứ quyết định hình phạt


- Quyết định của Tòa án


- Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội


- Nhân thân người phạm tội


- Các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

 

2. Quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt


2.1. Quyết định hình phạt nhẹ hơn (hoặc nặng hơn) quy định trong Bộ luật hình sự.


- Điều kiện: có ít nhất 2 tính tiết giảm nhẹ (hoặc tăng nặng) quy định tại Khoản 1 Điều 46 hoặc Khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự.


- Giảm nhẹ hình phạt: khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật, hoặc hình phạt khác nhẹ hơn.


- Tăng nặng hình phạt: khung hình phạt liền kề nặng hơn của điều luật, hoặc khung hình phạt thấp nhất trong hình phạt nặng hơn.


2.2. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội


Quyết định hình phạt đối với từng tội - tổng hợp hình phạt theo Điều 50 Bộ luật hình sự: 


Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:


- Đối với hình phạt chính :


+ Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn;


+ Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;


+ Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;


+ Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;


+ Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;


+ Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.


- Đối với hình phạt bổ sung:


+ Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;


+ Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.


2.3. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án


- Đang phải chấp hành bản án lại bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này - Quyết định hình phạt: Tổng hợp 2 hình phạt của 2 bản án và trừ đi thời gian đã chấp hành bản án trước.


- Đang phải chấp hành bản án lại bị đưa ra xét xử về tội phạm sau khi có bản án này - Quyết định hình phạt : Tổng hợp hình phạt của bản án sau với phần hình phạt còn lại chưa chấp hành của bản án trước


2.4. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt


* Chuẩn bị phạm tội


- Nếu hình phạt cao nhất trong điều luật là tử hình hoặc tù chung thân, thì bản án có hình phạt không quá 20 năm tù.


- Nếu hình phạt cao nhất trong điều luật là tù có thời hạn, thì bản án có hình phạt không quá ½ số năm tù có thời hạn đó.


* Phạm tội chưa đạt


- Nếu hình phạt cao nhất trong điều luật là tử hình hoặc tù chung thân, thì bán án có hình phạt giữ nguyên nếu là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.


- Nếu hình phạt cao nhất trong điều luật là tù có thời hạn, thì bản án có hình phạt không quá ¾ số năm tù có thời hạn đó.


2.5. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm


Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.


Lưu ý: Trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm: 


- Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.


- Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:


+ Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;


+ Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.
 

Trân trọng!

Chuyên viên Đinh Lụa - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo