Lại Thị Nhật Lệ

Tư vấn về hành vi mua bán trái phép, hóa đơn chứng từ.

Em của em có làm cho một công ty, công ty đó chỉ đạo cho nhân viên mua bán hóa đơn khống. Trong lúc mua bán hóa đơn thì em của em có làm thất thoát số tiền hơn 500 triệu. Công ty phát hiện ra và đòi em của em viết giấy có nợ công ty số tiền trên hẹn ngày trả.

 

 

Trong khi đó có người nợ em của em 600 triệu và công ty kia đòi giữ giấy nợ và thu của người kia hàng tháng là 30 triệu, bên em của em vẩn đồng ý để cty thu tiền coi như hình thức trừ nợ. Nhưng không hiểu vì lý do gì cty thu nợ bên kia được một thời gian giờ lại quay lại đòi tiền em của em. Theo em được biết thì bên kia vẫn trả hàng tháng 30 triệu cho cty kia. Giờ cty lại bảo cty không liên quan bên đó bắt em của em phải trả tiền không cty kiện. Nhưng khi em của em yêu cầu bên cty trả lại giấy nợ của người mình để đi thu nợ để có tiền trả cho cty thì bên phía cty không chịu. 

 

Vậy xin hỏi luật sư là như vậy em của em có phạm tội không có phải bị đi tù không, em của em đang chăm con nhỏ được 5 tháng. Công ty kia lấy giấy nợ của người khác như vậy có được xem là chiếm đoạt tài sản không ? Xin luật sư chỉ dùm em với, em xin cảm ơn nhiều !!!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 

Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự

 

Căn cứ theo Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:
 
 

“Điều 203. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

 

Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm...”

 
Điều 2 Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán và chứng khoán quy định rõ hơn về Điều này như sau:


 
 Hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước bao gồm:


a) Hóa đơn xuất khẩu dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng; các hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,... và phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng;….

 
Chủ thể phạm tội này bao gồm:


 a) Cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người của tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;


 b) Người của tổ chức nhận in hoặc đặt in hóa đơn;


 

c) Cá nhân hoặc người của tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ.


….
 

Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:  Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định; Mua, bán hoá đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hoá, dịch vụ kèm theo; Mua, bán hoá đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ; Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn.
 
Hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước có số lượng lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn được hiểu như sau:


a) Số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi (chưa ghi giá trị) từ 50 số đến dưới 100 số được coi là lớn; từ 100 số trở lên được coi là rất lớn, đặc biệt lớn;
 
b) Số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đã ghi nội dung để nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật từ 10 số đến dưới 30 số được coi là lớn; từ 30 số trở lên được coi là rất lớn, đặc biệt lớn.


Thu lợi bất chính lớn là thu được khoản lợi có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên từ việc thực hiện hành vi phạm tội nêu trên.
 
Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên. 

 

Như vậy, em bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu: em bạn là người của tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ, thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước với số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi (chưa ghi giá trị) từ 50 số đến dưới 100 hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xoá án tích. Em bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ, hưởng án treo hay hình phạt tù tùy vào mức độ và hành vi phạm tội và những tình tiết giảm nhẹ của em bạn. Em bạn đang nuôi con nhỏ dưới 5 tháng, phạm tội lần đầu ... như vậy, có thể đề nghị Tòa án xem xét là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

 

Thứ hai, về hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác


Căn cứ theo Điều 174 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

 

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

 

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ…”

 

Như vậy, người nào bằng thủ đoạn gian dối: dùng lời nói, hành vi, giấy tờ giả, cung cấp các thông tin sai sự thật làm cho người khác tin và giao tiền cho người phạm tội nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, để xác định công ty có lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bạn phải chứng minh được công ty có thủ đoạn gian dối để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của bạn. Tuy nhiên, hiện nay bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 không quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Trong trường hợp này, bên cơ quan điều tra sẽ thực hiện làm rõ, xác định trách nhiệm của cá nhân trong công ty đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bạn. 

 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn tại thời điểm BLHS 1999 sửa đổi 2009 về vấn đề này như sau:

 

Căn cứ theo Điều 164a Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:
 

"1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm..."


 
Điều 2 Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán và chứng khoán quy định rõ hơn về Điều này như sau:

 

Hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước bao gồm:
 
a) Hóa đơn xuất khẩu dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng; các hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,... và phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng;….
 
Chủ thể phạm tội này bao gồm:
 
a) Cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người của tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
 
b) Người của tổ chức nhận in hoặc đặt in hóa đơn;
 
c) Cá nhân hoặc người của tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ.
….

 

Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:  Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định; Mua, bán hoá đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hoá, dịch vụ kèm theo; Mua, bán hoá đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ; Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn.
 
Hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước có số lượng lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn được hiểu như sau:
 
a) Số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi (chưa ghi giá trị) từ 50 số đến dưới 100 số được coi là lớn; từ 100 số trở lên được coi là rất lớn, đặc biệt lớn;
 
b) Số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đã ghi nội dung để nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật từ 10 số đến dưới 30 số được coi là lớn; từ 30 số trở lên được coi là rất lớn, đặc biệt lớn.
 
Thu lợi bất chính lớn là thu được khoản lợi có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên từ việc thực hiện hành vi phạm tội nêu trên.
 
Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên. 
 

Như vậy, em bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu: em bạn là người của tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ, thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước với số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi (chưa ghi giá trị) từ 50 số đến dưới 100 hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xoá án tích. Em bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ, hưởng án treo hay hình phạt tù tùy vào mức độ và hành vi phạm tội và những tình tiết giảm nhẹ của em bạn. Em bạn đang nuôi con nhỏ dưới 5 tháng, phạm tội lần đầu ... như vậy, có thể đề nghị Tòa án xem xét là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

 

2. Công ty kia lấy giấy nợ của người khác như vậy có được xem là chiếm đoạt tài sản không ? 


Căn cứ theo Điều 139* bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

 

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
…”

 

Như vậy, người nào bằng thủ đoạn gian dối: dùng lời nói, hành vi, giấy tờ giả, cung cấp các thông tin sai sự thật làm cho người khác tin và giao tiền cho người phạm tội nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, để xác định công ty có lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bạn phải chứng minh được công ty có thủ đoạn gian dối để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của bạn. Tuy nhiên, hiện nay bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 không quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Trong trường hợp này, bên cơ quan điều tra sẽ thực hiện làm rõ, xác định trách nhiệm của cá nhân trong công ty đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bạn. 

 

Trân trọng!

Cv: Vũ Nga - Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo