Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Các giai đoạn thực hiện tội phạm quy định thế nào?

Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình phạm tội do cố ý, bao gồm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Các giai đoạn phạm tội này thể hiện các mức độ thực hiện tội phạm khác nhau và cũng phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau.

I. Quy định về các giai đoạn thực hiện tội phạm

1. Chuẩn bị phạm tội

Là giai đoạn người phạm tội tiến hành tìm kiếm công cụ phạm tội; sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội hoặc chuển bị những điều kiện thuận lợi cho tội phạm quan sát địa điểm, điều kiện liên quan xung quanh hoàn cảnh của nạn nhân. Tại giai đoạn này, chưa có thiệt hại xảy ra cho khách thể, chưa tác động tới đối tượng tác động của tội phạm, nhưng vẫn bị truy tố vì:

Thứ nhất, hành vi chuẩn bị liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện tội phạm, chuẩn bị càng đầy đủ, tỉ mỉ thì hậu quả gây ra lại càng lớn;

Thứ hai, ý định phạm tội đã được biểu hiện ra bên ngoài. Do đó, có căn cứ để xác định rằng chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạm tội chưa đạt

Là giai đoạn mà người phạm tội có thực hiện hành vi phạm tội, những không thực hiện được đến cùng do những cản trở khách quan. Thể hiện qua:

- Người phạm tội bắt đầu thực hiện tội phạm:

+ Người này có thể bắt đầu thực hiện những hành vi khách quan được cấu thành tội phạm miêu tả;

+ Người phạm tội thực hiện những hành vi đi liền trước hành vi khách quan.

- Người phạm tội thực hiện những hành vi đi liền trước hành vi khách quan:

+ Người thực hiện tội phạm chưa làm thỏa mãn, chưa thực hiện hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm;

+ Người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan nhưng hậu quả chưa xảy ra (đối với cấu thành tội phạm vật chất);

+ Người phạm tội đã có hành vi khách quan, có hậu quả đã xảy ra, nhưng không có mối quan hệ nhân quả giưa hành vi khách quan và hậu quả;

- Nguyên nhân phạm tội chưa đạt là nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội: Nguyên nhân có thể xảy ra từ:

+ Công cụ, phương tiện;

+ Nạn nhân chống cự;

+ Các yếu tố khách quan khác…

Phân loại phạm tội chưa đạt:

Căn cứ vào tâm lý người phạm tội đối với việc phạm tội chưa đạt: (chưa đạt ở đây là chưa đạt về hậu quả xảy ra, còn chưa hoàn thành là chưa hoàn thành về hành vi khách quan

+ Chưa đạt chưa hoàn thành

+ Chưa đạt đã hoàn thành: mọi trường hợp phạm tội chưa đạt đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Tội phạm hoàn thành

Là trường hợp hành vi phạm tội làm thỏa mãn tất cả các dấu hiệu được nêu trong cấu thành tội phạm.

Lưu ý: Trường hợp, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm đội

Người phạm tội dừng hành vi phạm tội do ý chí chủ quan của họ và dứt khoát từ bỏ ý định phạm tội thì được nhà nước miễn trách nhiệm hình sự về tội phạm định thực hiện. Việc chấm dứt phải ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.

---

II. Luật sư tư vấn về việc tố giác tội phạm theo quy định của pháp luật

Câu hỏi:

Hôm nay em viết email này nhờ anh chị luật sư tư vấn giải đáp giúp em về pháp luật. Câu chuyện xảy ra như sau: Vào khoảng tháng 10/202x em có bắt gặp 1 tờ rơi về việc vay vốn tín chấp ngân hàng X. Em liên hệ để gửi hồ sơ đăng kí vay vốn thì anh nhân viên đó kiểm tra em nằm trong nợ xấu nhóm 2 nên ngân hàng tại thời điểm này chưa thể hỗ trợ được. Hồ sơ em không được giải ngân vì lý do trên. Sau vài ngày anh này gọi lại em tư xưng là bên công ty thứ 3 có hỗ trợ được cho em bằng hình thức "vay dịch vụ" (anh này báo là sẽ bảo lãnh cho em được vay vốn). Anh ta hẹn gặp em và nói là em phải chịu phí DV 15% (vay 100 triệu em phải trả phí DV 15 triệu). Do cần tiền nên em đã chấp nhận.

Hai bên thoản thuận xong, số tiền em định vay là 100 triệu. Anh này yêu cầu em gửi trước cọc là 5 triệu, 10 triệu còn lại sẽ thanh toán khi được giải ngân. Anh này có làm cho em 1 tờ giấy viết tay ghi thông tin hợp đồng vay dịch vụ có cả bên A và bên B. Thông tin anh này ghi mập mờ. Em chỉ có tên và số chứng minh của anh ta thôi (chính xác). Còn riêng địa chỉ anh này cung cấp thì em tìm không được vì không có tên đường cụ thể. Sau khi các bên ký thì mỗi người giữ 1 bản. Có cả chữ ký sống của anh ấy. Anh ấy có nói là thời gian 2 tuần sẽ có kết quả, thông tin này không thể hiện trên hợp đồng thỏa thuận. Nhưng sau thơi gian đó em liên lạc lại anh này không hề nghe máy và cũng không hề báo cho em biết thông tin là như thế nào. Em quá hoang mang...

Từ 10/202x đến nay (gần 9 tháng) là thời gian quá lâu em không nhận được kết quả từ anh này. Vậy cho em hỏi giờ em phải làm sao? Có tố cáo anh này về tội lừa đảo và chiếm đoạt tài sản được không ạ? Nếu được thì em phải tố cáo ở đâu? Ai là người giải quyết cho em? (Hiện tại bản hợp đồng chính này em đã mất, nhưng vẫn còn bản photo thì có thể kiện được không ạ?). Mong luật sư giúp đỡ.Em chân thành cảm ơn.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Theo như nội dung bạn trình bày thì người ký hợp đồng dịch vụ với bạn phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 Bộ Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009). Bởi lẽ, người này nhận tài sản của bạn bằng hình thức hợp đồng dịch vụ (tài sản là 5 triệu đồng), rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó (biểu hiện là gần 9 tháng nay bạn không nhận được thông tin gì từ người đó, và liên lạc lại không nghe máy, người đó cung cấp thông tin địa chỉ thiếu cụ thể nhằm trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ).

Quy đinh về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”…

Như vậy, nếu phát hiện có hành vi phạm tội, thì bạn có thể gửi đơn tố giác tội phạm đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.

Và trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Nên chỉ có bản phô tô hợp đồng thì bạn vẫn có thể tố giác tội phạm được.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo